Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:26 07/07/2022

Nhận định thị trường 7/7: VN-Index sẽ giảm thêm

Phiên giao dịch 6/7, nhiều cổ phiếu chịu áp lực giảm mạnh cho thấy dòng tiền rất yếu bởi áp lực cung không quá đột biến. Theo nhận định, trong phiên giao dịch 7/7, VN-Index có thể còn giảm thêm trước khi tìm được mức cân bằng.

Tại thị trường thế giới, phiên giao dịch 6/7 chứng khoán khu vực Châu Á Thái Bình Dương giảm điểm. Trong khi đó ở chiều ngược lại, chứng khoán Mỹ đảo chiều ngoạn mục sau đà lao dốc đầu phiên và chứng khoán khu vực Châu Âu mở cửa cũng đồng loạt tăng điểm.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,15%, bên cạnh đó chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng sụt 2,13%. Còn ở Trung Quốc đại lục, thị trường cũng đi xuống với chỉ số Shanghai Composite chốt phiên lùi 1,43%, bên cạnh đó chỉ số Shenzhen Component cũng sụt 1,25%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,55%. Trong khi thị trường Australia giảm 0,52% thì thị trường New Zealand lại đi ngược dòng với mức tăng mạnh nhất khu vực 2,24%.

Trước đó, chứng khoán Mỹ đảo chiều ngoạn mục, giá dầu “nhúng” xuống dưới 100 USD/thùng trước khi quay đầu. Từ đầu năm đến nay, chứng khoán Mỹ liên tục chịu áp lực bán với chỉ số S&P 500 giảm 20,6%, mạnh nhất kể từ năm 1970 khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục có các bước siết chặt chính sách tiền tệ.

Giới đầu tư cũng đang theo dõi sát sao các dữ liệu kinh tế, bao gồm báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 6, dự kiến công bố vào ngày 8/6. Bình luận của các công ty về dấu hiệu lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng như dữ liệu kinh doanh của giới doanh nghiệp cũng được chú trọng. 

Thị trường trong nước giảm phiên thứ 3 liên tiếp và để mất vùng đáy kể từ đầu năm, áp lực bán chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Thanh khoản phiên chiều 6/7 tăng nhẹ so với phiên sáng khi lực bán kỹ thuật xuất hiện, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn bị ép về mức giá sàn. Bên cạnh đó, thị trường lao dốc còn đến từ hoạt động bán ròng từ khối ngoại.

Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN Index giảm 31,68 điểm (-2,68%) còn 1.149,61 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng sụt 30,11 điểm (-2,42%) xuống 1.211,94 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 73 mã tăng/395 mã giảm, ở rổ Vn30 chỉ có 3 cổ phiếu tăng trong khi có tới 25 cổ phiếu giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng giảm lần lượt 2,74% và 2,8%.

Đồ thị kỹ thuật VN Index. (Ảnh: mbs.com)

Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là: VIC (-6,64%), GAS (-6,99%), VHM (-2,31%), VCB (-1,62%), CTG (-4,26%),… đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu khác như: SAB (+1,19%), VJC (+0,95%), DBC (+6,83%), HVN (+0,97%), HAG (+2,44%),…

Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE giảm nhẹ so với phiên 5/7, đạt 11.093 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn so với mức bình quân 10.673 tỷ đồng ở tuần trước. Tổng cộng có 512 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 527 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Khối ngoại bán ròng 796,56 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán tập trung tại các cổ phiếu như FUEVFVND, GAS, VCB, VHM, HPG,…Ở chiều ngược lại, FUESSVFL, VND, BVH, VNM, NT2,… là những cổ phiếu/chứng chỉ quỹ được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong phiên này. 

Theo nhận định Công ty Chứng khoán MB (MBS), chỉ số VN Index về mức thấp nhất kể từ đầu năm dưới áp lực bán từ nhóm cổ phiếu tru, độ rộng thị trường cho thấy mức giảm diễn ra trên diện rộng, nhóm midcap và smallcap có mức giảm nhiều nhất nhưng nhóm vốn hóa lớn mới là nguyên nhân khiến thị trường để mất vùng đáy tháng 5 trong khi nhóm Vn30 vẫn chưa thủng đáy.

Ảnh minh họa

Lực bán trong phiên chiều nay mang tính kỹ thuật khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thiếu tích cực dù mạch thông tin trong nước không có thông tin bất lợi, chứng khoán thế giới không nhiều biến động và giá dầu tăng trở lại trên 1%. Về kỹ thuật, việc chỉ số VN-Index đã giảm hơn 73 điểm, tương đương mất hơn 6% kể từ cuối tháng 6 trong khi nhiều cổ phiếu có mức giảm gấp đôi hoặc hơn trong đó có nhiều cổ phiếu cơ bản và có kết quả kinh doanh quý 2 khả quan. Do vậy, các nhà đầu tư nên căn cứ theo diễn biến ở cổ phiếu riêng lẻ, mức chiết khấu cao có thể là cơ hội để mua gom chờ kết quả kinh doanh quý 2 sắp được công bố. 

Đồng thời, Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS) cho rằng, VN-Index rời xa khu vực 1.200 điểm trong nhịp giảm này với thanh khoản thị trường đang thấp, dòng tiền tham gia thị trường rất dè dặt, thì những giao dịch bắt đáy cổ phiếu sẽ có mức rủi ro cao mặt dù giá cổ phiếu đã chiết khấu khá sâu. Đối với giao dịch ngắn hạn, áp lực bán ra có thể còn tiếp tục trong tuần này, chỉ số VN-Index có thể còn giảm thêm trong các phiên sắp tới. 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm