Thị trường hàng hóa
Theo thống kê của Bloomberg, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani là người có tài sản tăng mạnh nhất năm 2022. Adani lần lượt soán ngôi giàu nhất châu Á của tỷ phú đồng hương Mukesh Ambani và vượt qua cả Bill Gates để leo lên vị trí thứ ba trong danh sách tỷ phú thế giới.
Năm nay, Adani đã có thêm 40 tỷ USD, nâng khối tài sản khổng lồ lên mốc 116 tỷ USD, chỉ thua Elon Musk (130 tỷ USD) và Bernard Arnault (163 tỷ USD).
Làm thế nào mà doanh nhân thế hệ thứ nhất, khởi nghiệp là một nhà kinh doanh kim cương ở Mumbai vào những năm 1980 và bắt đầu kiếm bộn tiền từ than đá, đã làm được điều đó?
Năm nay, cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến giá cả tăng vọt,đặc biệt là giá năng lượng, đây là một động lực lớn cho các nhà kinh doanh.
Tuy nhiên, cuộc mua bán rầm rộ của vị tỷ phú này lại là một câu chuyện khác: Gautam Adani được cho là nhà giao dịch bận rộn nhất châu Á trong năm nay. Ông đã thâu tóm thành công nhiều phi vụ bao gồm công ty xi măng Thụy Sĩ Holcim tại Ấn Độ, một cảng ở Israel và tiến hành một cuộc tiếp quản thành công đối với đài truyền hình NDTV (Ấn Độ).
Cổ phiếu của các công ty Adani không tránh khỏi đợt bán tháo trên diện rộng do lạm phát gia tăng và nền kinh tế ảm đạm, nhưng nhìn chung chúng vẫn tăng, thúc đẩy khối tài sản của ông ngày một lớn mạnh.
Trong đó, cổ phiếu Adani Enterprises - công ty khai thác than và quặng sắt của Adani - tăng 57% năm nay. Đây là năm thứ hai liên tiếp Adani nằm trong top người kiếm được nhiều tiền nhất thế giới. Năm ngoái, doanh nhân này bỏ túi 52,5 tỷ USD, chỉ đứng sau CEO Tesla Elon Musk.
Ngoài ra, Gautam Adani - Chủ tịch Adani Group là một tập đoàn đa ngành có trụ sở tại Ahmedabad, Ấn Độ, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng và quản lý khai thác cảng biển quy mô lớn, khai thác mỏ và khí đốt tự nhiên, năng lượng tái tạo, phát triển các khu công nghiệp, logistics, thương mại hàng hóa... Tập đoàn hoạt động trên 50 quốc gia trên toàn thế giới với trên 23.000 nhân viên.
Adani còn sở hữu và quản lý khai thác 13 cảng liên hợp quốc tế, 5 khu hậu cần và tiện ích giao thông quy mô hàng đầu thế giới với tổng quy mô công suất xếp dỡ hàng hóa tổng hợp hơn 550 triệu tấn/năm. Tập đoàn đồng thời sở hữu và đồng khai thác 8 sân bay trên toàn Ấn Độ, trong đó có sân bay Mumbai với lưu lượng di chuyển trên 45 triệu hành khách/ năm và sân bay Kochi sử dụng 100 % bằng năng lượng mặt trời.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm