Thị trường hàng hóa
Tuyên Quang không chỉ là “phên giậu” nơi miền biên ải của Tổ quốc, mà còn là “đất lành” của giao thương với nhiều người tài làm kinh tế mới. Anh Trần Văn Xuân chính là một trong những doanh nhân hiện đại - làm kinh tế bền vững và hội nhập - mang đến những điểm nhấn khởi sắc cho vùng đất hàng trăm năm lịch sử.
Anh Xuân từng là Giám đốc kinh doanh của một nhãn hàng thiết bị vệ sinh nổi tiếng của Thái Lan tại Việt Nam. Chức vụ tốt, lương cao nhưng với anh Xuân, còn nhiều điều anh muốn bắt tay làm, nhiều mong ước đang ấp ủ. Bàn lên tính xuống với gia đình và những người anh em chiến hữu, nhìn vào số vốn ít ỏi trong tay, anh quyết tâm “làm một phen”.
Phen này khởi nghiệp, bài toán chi phí được anh giải với công thức dễ hiểu: Chọn cái tốt nhất để bắt đầu, dồn mọi nguồn lực và làm hết công suất. Năm 2014, anh bắt đầu “lên dây cót” cùng đồng đội với 200% năng lượng công việc, “chỉ ước một ngày có thêm mấy tiếng”. Năm 2015, công ty TNHH Khaxuco chính thức được anh thành lập và đến nay đã có sự phát triển mạnh mẽ.
Chưa dừng lại, đến năm 2018, anh tiếp nối tinh thần khởi nghiệp với công ty Havitech, tiên phong mang những vật liệu mới nhất và tốt nhất về Việt Nam sản xuất, tiêu biểu là sàn SPC Vfloor. Anh Xuân giữ vai trò là Giám đốc điều hành kiêm cổ đông sáng lập của công ty cho đến hết năm 2020.
Điều đặc biệt là hai doanh nghiệp anh điều hành thuộc về hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, một về chế biến đồ uống và một về sản xuất sàn SPC. Là một người thường xuyên “ăn ngủ với thị trường”, anh Xuân biết cách tìm ra những lợi thế riêng của bản thân để xây dựng chiến lược kinh doanh.
Cả hai doanh nghiệp mà anh điều hành có điểm chung, đó là mang theo khát vọng lớn của nhà quản trị, với tầm nhìn và định hướng tự tin xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Ba tài sản quan trọng nhất mà anh nắm trong tay là kinh nghiệm, sự am hiểu về thị trường và những chiến hữu cùng chung chí hướng.
“Nhìn thấy cơ hội kinh doanh, mình bắt tay ngay lập công ty. Với mình, cơ hội không chỉ nằm ở việc nhìn thấy nhu cầu tiềm ẩn của thị trường, mà còn nằm ở sự quyết tâm không dự”, vị doanh nhân này chia sẻ.
Con đường khởi nghiệp và kinh doanh luôn đầy khó khăn và trở ngại, nhưng những điều đó không ảnh hưởng đến bước đi của anh. Trong suốt quá trình làm việc, anh Xuân không để lọt bất cứ chi tiết nào gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng. Anh cũng thường xuyên xuống xưởng để đích thân kiểm tra sản phẩm và quy trình sản xuất, đảm bảo hàng hóa được đưa đến tay của người tiêu dùng trong tình trạng tốt nhất.
Đứng trên cương vị là lãnh đạo điều hành của hai doanh nghiệp, doanh nhân Trần Văn Xuân chia sẻ bí quyết kinh doanh của bản thân: "Chính trực là nền tảng phát triển của một doanh nghiệp. Nhân tài và nguồn vốn có thể xoay sở, nhưng liêm chính phải do doanh nghiệp dần tích lũy. Một doanh nghiệp không liêm chính thì sẽ không thành công phát triển và tồn tại lâu dài”.
Anh Xuân tự cho mình là một "tín đồ trung thành của thương hiệu liêm chính". Anh khẳng định: "Bán thêm được vài sản phẩm chưa hẳn đã là sự phát triển trong kinh doanh. Chỉ bằng cách truyền miệng và tạo dựng thương hiệu thì doanh nghiệp mới có thể tiếp tục phát triển và giành được thị trường tốt.”
Trong những năm gần đây, anh Xuân đã thu được những lợi ích thực tế trong kinh doanh bằng cách thúc đẩy việc xây dựng hệ thống liêm chính đi cùng chiến lược thương hiệu. Các sản phẩm do doanh nghiệp anh điều hành đã đạt được nhiều thành công trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bên cạnh hoài bão phát triển sự nghiệp và làm giàu, anh Xuân cũng chia sẻ mong muốn được đóng góp và làm điều gì đó tốt đẹp cho nơi mình sinh ra. Đó là một làng nghề có truyền thống nấu rượu lâu đời có tên làng 9 Chum (tiếng Tày gọi là thôn Cẩu Lum) tại xã Xuân Văn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
“Thời xưa, cả tháng làng chỉ gom đủ gạo để nấu 1 mẻ rượu, đựng đủ 1 chum vùi xuống đất, sau 9 tháng được 9 chum. Đến dịp lễ hội, làng lấy chum nào ra thì lại vùi chum khác vào. Nhà nào cũng biết nấu rượu để bán hoặc dùng trong gia đình. Tuy nhiên, theo sự thay đổi của thời cuộc, nghề nấu rượu trong làng đang dần bị mai một”, anh chia sẻ.
Là một người con của 9 Chum, doanh nhân Trần Văn Xuân đã mạnh dạn đầu tư nhà máy, xây dựng lại thương hiệu truyền thống của làng nghề. Năm 2021, nhà máy mới chính thức được khánh thành với tổng diện tích 40.000 m2, không chỉ tạo lượng lớn công ăn việc làm cho người dân trong vùng mà còn góp phần gìn giữ truyền thống và văn hóa đặc sắc của tỉnh.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm