Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:38 24/11/2022

Chân dung "ông trùm" giới công nghệ kín tiếng quyền lực bậc nhất Trung Quốc

Tỷ phú Ma Huateng (Mã Hóa Đằng) là người dẫn dắt Tập đoàn Tencent Holdings trở thành “ông trùm” công nghệ quyền lực bậc nhất Trung Quốc, nổi bật với siêu ứng dụng WeChat. Hiện, ông là người Trung Quốc duy nhất có mặt trong top 10 tỷ phú công nghệ nhưng lại rất kín tiếng trước truyền thông.

Ma Huateng còn được biết đến với biệt danh là Pony Ma (Phỏng theo họ của gia đình ông "Mã" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là ngựa con), hiện là Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Internet khổng lồ Tencent. Tầm ảnh hưởng của Tencent đã vươn ra khỏi quốc gia tỷ dân, với vị thế là một trong 3 công ty game có vốn hóa thị trường cao nhất thế giới, chỉ sau Microsoft và Sony.

Dù vậy, ông có xuất phát điểm khá khó khăn. Sinh ra tại tỉnh Quảng Đông, vì bố phải đi khắp nơi tìm việc mưu sinh nên thời niên thiếu tỷ phú phải trải qua nhiều lần chuyển nhà. Sau khi tốt nghiệp Đại học Thâm Quyến vào năm 1993 với tấm bằng cử nhân khoa học máy tính, ông làm việc cho một công ty viễn thông. 

Tỷ phú Ma Huateng, Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Tencent Holdings. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Công việc này mang lại cho vị tỷ phú này mức lương 176 USD/tháng. Trong giai đoạn cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, doanh nhân 7x đã tìm thấy cơ hội trong bối cảnh nền kinh tế chỉ 1% dân số ở Trung Quốc biết đến sự xuất hiện của Internet, và quyết định cùng một số người bạn thời đại học sáng lập Tencent vào năm 1998. 

Thời điểm mới thành lập, công việc của Ma Huateng gặp nhiều khó khăn. Với số vốn ít ỏi 120.000 USD công ty tập trung vào việc phát triển dịch vụ tin nhắn trên nền tảng email. 

Sản phẩm đầu tiên của họ là dịch vụ nhắn tin tức thời bằng máy vi tính có tên OICQ, lấy cảm hứng từ ứng dụng của một công ty Israel có tên ICQ. Dịch vụ nhanh chóng tạo cơn sốt với người trẻ Trung Quốc, những người luôn khao khát giao tiếp với nhiều người khác.

Dịch vụ này được đổi tên thành QQ vào năm 2000, nhưng vấp phải vô số khó khăn về bản quyền. Để chiếm thị phần lớn hơn, Tencent bắt đầu cung cấp dịch vụ này dưới dạng tải xuống miễn phí. Trong vòng 1 năm dịch vụ đã có hơn 5 triệu người dùng. 

Sau thành công của QQ, Tencent bắt đầu kiếm tiền qua hoạt động quảng cáo và thu phí duy trì tài khoản nâng cấp của người dùng QQ. Công ty nhanh chóng bổ sung thêm các dịch vụ gia tăng giá trị như hình ảnh, game và thử đẩy quảng cáo trực tuyến trên phần mềm QQ, đồng thời xây dựng hệ thống thanh toán riêng có tên QQ Coin để không phụ thuộc vào các nhà mạng. 

Đến năm 2001, họ đã huy động được hơn 32 triệu USD vốn đầu tư. Năm 2004, QQ trở thành ứng dụng nổi bật nhất Trung Quốc với khoảng 335 triệu người dùng, chiếm 74% thị trường. 

Năm 2011, tỷ phú Ma Huateng tiếp tục cho ra đời WeChat lấy ý tưởng từ ứng dụng nhắn tin Whatsapp và nhanh chóng lan rộng với gần 1 tỷ người dùng đẩy giá trị cổ phiếu của Tencent tăng 130%. Ứng dụng này cung cấp các tính năng như nhắn tin, gọi điện, chơi game, gửi tiền, mua hàng, thanh toán hóa đơn, gọi xe và thậm chí hẹn hò online. 

Siêu ứng dụng WeChat. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Ngoài ra, Tencent còn xây dựng được mảng trò chơi di động với quy mô lớn, và thâm nhập thành công nhiều mảng khác, như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, đồng thời đầu tư vào hàng loạt công ty phương Tây. Hiện, Tencent có giá trị vốn hóa vào khoảng 536 tỷ USD, trở thành công ty có giá trị lớn thứ hai châu Á, cũng là 1 trong 5 tập đoàn lớn nhất thế giới.

Và đương nhiên Ma Huateng cũng chính là một trong những người đàn ông giàu có và danh tiếng bậc nhất Trung Quốc. Theo thống kê của Forbes, khối tài sản ròng của ông Ma Huateng hiện tại đạt 37,2 tỷ USD, là người giàu thứ 3 tại Trung Quốc và xếp thứ 34 trên thế giới. Về lĩnh vực công nghệ, ông Ma là người giàu nhất Trung Quốc và có mặt trong danh sách top 10 người giàu nhất hành tinh. 

Nhiều ý kiến cho rằng, thành công của Tencent phần lớn nhờ vào đặc điểm bất thường của thị trường trong nước, nơi các ứng dụng phương Tây khó có thể chen chân vào. Song, giới chuyên gia nhận định, người có thể làm hài lòng tới 89% người dùng di động tại Trung Quốc phải là thiên tài chiến lược và CEO Tencent là một trong số những người như vậy. 

Ông từng đi xuyên sa mạc Gobi để học cách xây dựng văn hóa công ty. Ở một tập đoàn có 40.000 nhân viên, Ma Huateng xây dựng sự đồng thuận trong đội ngũ bằng cách làm việc nhóm, trọng dụng và khen thưởng người giỏi, khuyến khích những cuộc thi nội bộ, kích thích tinh thần sáng tạo của nhân viên. 

Trên các trang thông tin, ông được biết đến là người có "ít tiểu sử". Các thông tin hiếm hoi về bản thân ông chỉ có thêm là thần tượng nhà sáng lập Apple, Steve Jobs và là một trong những nhà hảo tâm nổi tiếng thế giới. Năm 2016, vị tỷ phú 7x đã chuyển 2 tỷ USD giá trị cổ phần tại Tencent cho một quỹ từ thiện tại Trung Quốc.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm