Thị trường hàng hóa
Để chủ động trong việc chi tiêu hàng tháng, bạn nên thay đổi thói quen chi tiêu hàng ngày. Ví dụ, thay vì chi tiêu theo sở thích của bản thân, bạn hãy tính toán xem mình có thực sự cần đến món đồ đó hay không. Hay, món đồ bạn muốn mua có thực sự cần thiết lúc này? Nếu câu trả lời là chưa thực sự cần, hoặc ở thời điểm hiện tại chưa cần chi tiêu như vậy thì bạn hãy dừng lại ngay ý định muốn mua hàng.
Hoặc, nếu bạn thường vào siêu thị lựa chọn đồ, mua đồ không cần nhìn giá khiến cho số tiền chi cho việc tiêu dùng quá lớn. Hãy thay đổi cách tìm kiếm mua hàng hóa, đồ dùng hàng ngày. Nên chọn những món đồ vừa phải, hợp với túi tiền của bạn. Như vậy, sau 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, số tiền tiết kiệm được ngày càng nhiều.
Khi nhận tiền lương về, rất nhiều chị em đã không tính toán cụ thể số tiền cần chi hàng tháng. Do đó, bạn sẽ luôn cảm thấy rằng tiền tiêu nhanh hết. Hoặc, thu nhập cả chục triệu đồng mà chưa hết tháng bạn đã hết tiền. Vì vậy, hãy lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng tháng. Tùy vào mục tiêu tài chính của mỗi gia đình để chọn phương pháp thích hợp. Bạn có thể ưu tiên các khoản chi phí thiết yếu (cố định), giảm bớt các chi tiêu khác không cần thiết trong gia đình mình và chia các khoản chi tiêu mỗi tháng theo tỷ lệ %:
Bạn cũng có thể lên kế hoạch chi tiêu theo nguyên tắc: 50% chi tiêu phí cố định, 30% chi tiêu cá nhân, 20% mục tiêu tài chính. Ví dụ, đối với đôi vợ chồng mới cưới chưa có nhiều khoản chi tiêu, bạn cũng có thể chia thu nhập của gia đình thành 2 phần bằng nhau: 50% khoản phí sinh hoạt, 50% tiết kiệm.
Kiểm tra chi phí vào cuối tháng, thảo luận với người thân trong gia đình để cân nhắc lại các khoản chi tiêu có hợp lý không, tiết kiệm còn thiếu bao nhiêu để hoàn thành mục tiêu tài chính gia đình. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng đạt được mục đích tài chính ban đầu đã đặt ra cho tháng kế tiếp.
Trước hết, bạn cần xác định dành bao nhiêu ngân sách cho chi tiêu trong gia đình mỗi tháng. (Ví dụ, bạn có 5 triệu đồng để chi cho gia đình trong tháng. Lúc này, bạn cần lập chi tiết các dự định chi tiêu trong khoản tiền ban đầu). Phân chia khoản chi tiêu cần thanh toán mỗi tháng và khoản để dành, bạn có thể gửi tiết kiệm online từ khoản tiền để dành nhàn rỗi, chưa có kế hoạch sử dụng ngay cho mục đích tiết kiệm và sinh lời.
Cuộc sống luôn tồn tại những bất ngờ vào phút chót. Đừng để những khoản chi phí phát sinh làm gia đình bạn lao đao như tiền sửa nhà, tiền mừng đám cưới, tiền mua xe, tiền về quê khi có việc gấp… Hãy luôn dành ra một khoản tiền cho kế hoạch dự phòng. Khoản tiền cho kế hoạch dự phòng chỉ chiếm khoảng 10%-20% tùy theo thu nhập của gia đình nhưng có thể giúp bạn nhanh chóng giải quyết rắc rối phát sinh.
Để không bị tiêu xài quá lố ảnh hưởng đến kế hoạch dự phòng, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chi tiêu: tham khảo giá ở nhiều nơi, đọc đánh giá của người dùng trước, chọn thương hiệu uy tín và quan trọng nhất là phải xác định xem bản thân có thật sự cần phải chi tiêu khoản này hay không.
Tiết kiệm trước khi chi tiêu sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn cố gắng chi tiêu có kế hoạch rồi phần tiền dư ra mới để tiết kiệm. Mỗi lần lĩnh lương, bạn hãy luôn trích ra một khoản tiết kiệm trước, tốt nhất là thiết lập thanh toán tự động. Sau đó chúng ta cần ép buộc bản thân chỉ được chi tiêu trong số tiền còn lại mà thôi. Bằng cách đó, bạn sẽ không bị cám dỗ tiêu hết số tiền trong ví. Và dù trong tháng ấy bạn có chi tiêu quá tay hay không thì vẫn yên tâm là đã đạt được mục tiêu tiết kiệm rồi.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm