Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:51 25/06/2022

Lạng Giang: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả kinh tế

Trong những năm gần đây, huyện Lạng Giang có nhiều thay đổi kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Người nông dân từng bước được ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nâng cao năng xuất, thu nhập. Những mô hình thu nhập tiền tỷ nhờ ứng dụng tốt công nghệ cao.

Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, các địa phương trong tỉnh đang tập trung nguồn lực; xây dựng các mô hình điểm nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp là nội dung mới, vốn đầu tư cao nên đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Vấn đề quan trọng nhất là phải thay đổi được phương thức tổ chức sản xuất. Các mô hình xây dựng cần thành lập HTX, hình thành chuỗi sản xuất có quy trình sản xuất chung để có sản phẩm đồng đều, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm...

Hiện toàn tỉnh có 30 mô hình sản xuất nấm với khoảng 500 hộ tham gia, sản lượng nấm tươi hàng năm đạt khoảng 2.000 tấn, doanh thu khoảng 25 - 30 tỷ đồng/năm. Tỉnh đã hình thành vùng chuyên canh vải hàng hóa lớn nhất cả nước, sản lượng bình quân hàng năm đạt 150.000 tấn.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như 22 mô hình rau, nấm trồng trong nhà lưới, nhà màng với diện tích 41.178 m2; các mô hình tưới tiết kiệm, mô hình rau thủy canh, mô hình tưới nhỏ giọt cho chè, mô hình phun mưa tự động; các mô hình nuôi lợn sạch, lợn hữu cơ với chuồng kín, hiện đại...

Huyện Lạng Giang, theo đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020, huyện xác định cây nấm là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực.

nam2-w600-h401.jpg

Huyện áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân

Theo quy trình trồng nấm công nghệ cao, nấm giống được mua tại Trung tâm Giống nấm Bắc Giang - nơi đã được nhận giấy chứng nhận loại A về điều kiện sản xuất, kinh doanh nông, lâm sản và thủy sản. Nấm giống ở đây luôn đảm bảo an toàn, chất lượng. Ngoài ra, các nguyên liệu phục vụ trồng nấm như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân lõi ngô... được tận dụng từ quá trình sản xuất nông nghiệp.

Điển hình như mô hình trồng nấm ứng dụng công nghệ cao trên diện tích 5.000m2 của ông Đỗ Vinh Thúy (Nghĩa Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang) đầu tư 800 triệu đồng trồng nấm sạch và thu lãi khoảng 400 triệu đồng. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến từ khâu nhân giống đến nuôi trồng nấm cũng làm thay đổi cuộc sống của nhiều người dân ở Lạng Giang.

Gia đình anh Đồng Văn Hiệp, ở thôn Khoát, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang cũng có thu nhập cao từ trồng nấm. Sau đó được sự hỗ trợ chuyển giao dự án trồng nấm của tỉnh, năm 2015 anh đầu tư mở rộng lán trại lên 5.000m2, trong đó 700m2 là nhà xưởng, mỗi vụ đưa vào sản xuất trên 300 tấn nguyên liệu nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ, thu về trên 1 tỷ đồng/năm.

Anh Hoàng Văn Bẩy, thôn Đại Phú 2, xã Phi Mô (Lạng Giang - Bắc Giang) có trang trại trồng nấm mang lại thu nhập cao được nhiều người biết đến. Sau  khi kết thúc 3 tháng học nghề trồng nấm do Trung tâm Dạy nghề và dịch vụ hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) mở tại xã, năm 2006 anh Bẩy bắt đầu thử nghiệm sản xuất nấm sò với khoảng 1 tấn nguyên liệu. Kết quả thật bất ngờ, chỉ sau hai tháng rưỡi, trên những bịch mùn cưa treo lủng lẳng, san sát trong góc vườn đã nhú nên những cánh nấm trắng muốt, mập mạp. Vụ đầu tiên, gia đình anh hái được gần 7 tạ, lãi 6 triệu đồng. Nhận thấy trồng nấm không tốn nhiều công sức, chi phí ban đầu thấp bởi tận dụng được phế phụ phẩm nông nghiệp mà thu nhập lại cao nên anh quyết định mở rộng quy mô sản xuất. Bằng nguồn vốn gia đình tích luỹ và vay thêm ngân hàng, anh đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng khu nhà lán rộng 500m2 và mua sắm trang thiết bị mở rộng cơ sở. Mỗi năm, gia đình anh sử dụng khoảng 70 tấn nguyên liệu để sản xuất nấm sò, mộc nhĩ, nấm rơm. Khu lán lợp bằng lá cọ, xung quanh có tường bao quây kín và lưới để ngăn côn trùng gây hại, che chắn gió lùa, mưa nắng.

Bên cạnh đó mô hình trồng ớt năm nay tại địa bàn huyện mang lại thu nhập cao cho người nông dân, cụ thể tại xã Nghĩa Hưng (Lạng Giang - Bắc Giang). Mỗi sào ớt siêu cay ở đây hiện cho thu lãi hơn 20 triệu đồng/vụ.

Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, huyện có cơ chế hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; quan tâm triển khai thực hiện chương trình OCOP "Mỗi xã một sản phẩm", xây dựng các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh. Huyện đã hỗ trợ xây dựng 17 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phối hợp với tỉnh hỗ trợ xây dựng 11 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng được 07 sản phẩm OCOP 03 sao, mang lại hiệu quả kinh tế cao (rau chế biến, nấm, đông trùng hạ thảo…).

Thời gian tới, huyện Lạng Giang tập trung triển khai thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất; xây dựng cánh đồng mẫu, áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất. Quy hoạch và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung như: Vùng sản xuất rau tập trung gắn với bao tiêu sản phẩm với diện tích 100 - 150 ha (Vôi, Kép, Hương Lạc, Mỹ Thái, Quang Thịnh); vùng nuôi trồng thủy sản (Xuân Hương, Thái Đào, Đại Lâm, Mỹ Thái); vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung diện tích 280 ha (Quang Thịnh, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Đào Mỹ, Tiên Lục, Hương Sơn); từng bước xây dựng thương hiệu một số sản phẩm nông nghiệp như: Rau củ quả, hoa, nấm, cam, bưởi, lúa chất lượng,... gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Xem nhiều

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm