Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:30 05/10/2022

Dow Jones tiếp tục ghi nhận tăng 1.600 điểm chỉ trong 2 phiên, chứng khoán Mỹ đang thực sự hồi phục?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/10, chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng thêm 825 điểm, tương đương 2,8%. Chỉ trong 2 phiên, Dow Jones đã tăng tới 1.600 điểm. Phải chăng đây là dấu hiệu hồi phục của chứng khoán Mỹ?

Dow Jones tăng thêm 825 điểm trong phiên 4/10 cho thấy dấu hiệu phục hồi của chứng khoán Mỹ (Ảnh TL)

Trong 2 phiên giao dịch ngày 3/10 và 4/10 vừa qua, chỉ số Dow Jones đã liên tiếp ghi nhận tăng lần lượt 765 và 825 điểm. Kết phiên ngày 4/10, Dow Jones đạt 30.316 điểm, tương ứng tăng 2,8%. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 112,5 điểm, tương ứng 3,06% lên mức 3.790,93 điểm. Chỉ số Nasdaq ghi nhận tăng tới 360,97 điểm lên mức 11.176,41 điểm, tương ứng mức tăng 3,34%.

Trong quý III vừa qua, trước những chính sách tiền tệ của FED, đà bán tháo trên thị trường tài chính Mỹ đã khiến Dow Jones “thủng” đáy 29.000 điểm, mức thấp nhất kể từ hồi tháng 3/2020 trở lại đây. Bước sang tháng 10, chỉ trong 2 phiên giao dịch đầu tháng, Dow Jones đã liên tiếp tăng tới gần 1.600 điểm cho thấy một dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi.

Bên cạnh chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh. DAX của Đức ghi nhận tăng 382,87 điểm, tương ứng tăng 3,14%. Chỉ số FTSE 100 của London cũng tăng 157,86 điểm, tương ứng tăng 2,28%. Tại Pháp, chỉ số CAC 40 tăng 209 điểm (3,61%). Chỉ số Euro Stoxx 50 cũng tăng 117,98 điểm, tương ứng 3,5%. Các quốc gia khác như Hà Lan, Tây Ban Nha hay Ý cũng đều ghi nhận tăng trưởng trên dưới 3%.

Sắc xanh trở lại với hầu hết các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đã làm giới đầu tư cảm thấy dễ thở hơn sau một tháng 9 đỏ lửa với nhiều tin tức tiêu cực. Nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi rằng phải chăng thị trường đang chứng kiến những dấu hiệu hồi phục đầu tiên?

Khởi đầu của chuỗi hồi phục này là đà tăng trở lại của chứng khoán Mỹ, làm dấy lên hy vọng về sự phục hồi cho thị trường chứng khoán toàn cầu sau một thời gian dài liên tục bán tháo. Phiên giao dịch ngày 3/10 và 4/10 vừa qua được coi là 2 phiên giao dịch có mức độ phục hồi tốt nhất kể từ tháng 3/2020 trở lại đây.

Việc chứng khoán Mỹ hồi phục được dự đoán do lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng đã giảm từ 4% xuống chỉ còn 3,615%. Nhiều chuyên gia cho rằng việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ suy giảm khiến cho nguồn tiền chuyển dịch lại vào thị trường chứng khoán. Từ đó tạo nên đà hồi phục như chúng ta đã thấy trong 2 phiên đầu tháng 10.

Bên cạnh đó, tin tức về sự tăng trưởng trở lại của thị trường cũng xoay quanh cổ phiếu Credit Suisse, ngân hàng đang bị đồn thổi về nguy cơ phá sản trong những ngày vừa qua. Cổ phiếu của đơn vị này cũng đã tăng 4%.

Ông Mark Haefele, giám đốc đầu tư tại UBS Global Wealth Management cho biết, ông tin rằng S&P 500 đã bị bán tháo quá mức khiến giá trị của chị số này bị giảm sâu. Thêm vào đó, áp lực bán cuối quý cũng đã không còn khi chuyển giao sang quý IV khiến cho đà bán tháo giảm bớt.

“Trong bối cảnh hiện tại, tâm lý của thị trường rất yếu, hoàn toàn có khả năng xảy ra một đợt phục hồi. Trên thị trường vẫn có thể có thêm những biến động trong thời gian tới liên quan tới vấn đề lạm phát và chính sách tiền tệ của FED.” Ông Haefele chia sẻ.

Dù có những dấu hiệu tích cực nhưng các chuyên gia cũng cho rằng các nhà đầu tư không nên vui mừng quá sớm khi chứng khoán Mỹ mới chỉ đi qua được 2 phiên đầu tháng 10. Có ý kiến cho rằng những cú tăng bất chợt như thế này hiếm khi nào trở thành dấu hiệu đánh dấu sự kết thúc của thị trường hình gấu.

Chuyên gia Nicholas Colas, đến từ Data Trek Research sau khi nghiên cứu các dữ liệu lịch sử của thị trường cũng cho rằng cú tăng 3,06% của S&P 500 trong phiên giao dịch ngày hôm qua vẫn chưa phải là một dấu hiệu bền vững. Trong lịch sử những đợt suy thoái năm 2002, 2009 và năm 2020, chỉ số này từng đạt tăng trưởng tới 6,4% trước những giai đoạn hồi phục. Điều này cho thấy rằng thị trường cần phải có thêm những dấu hiệu tích cực nữa mới đủ để vực dậy tâm lý của các nhà đầu tư.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm