Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:42 29/06/2022

Doanh nghiệp thành lập mới 6 tháng đầu năm cao kỷ lục

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức kỷ lục với 76.233 doanh nghiệp, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới đạt 882.122 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 6 tháng đầu năm vượt mốc 70.000 doanh nghiệp và cũng là mức kỷ lục trong giai đoạn này. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới đạt 882.122 tỷ đồng, gấp 1,2 lần so với trung bình giai đoạn 2017-2021 (749.019 tỷ đồng).

Tại 2 trung tâm kinh tế Hà Nội và TPHCM, số doanh nghiệp thành lập mới tăng đáng kể. Cụ thể, Hà Nội có 14.628 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tương tự, con số này ở TPHCM là 22.469 doanh nghiệp, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, trong nửa đầu năm 2022, có 40.667 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,9 lần so với trung bình giai đoạn 2017-2021 (20.949 doanh nghiệp). 

Doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm đạt kỷ lục (Ảnh:moit.gov.vn)
Doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm đạt kỷ lục (Ảnh:moit.gov.vn)

Trong đó, các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy với tổng số 15.381 doanh nghiệp, chiếm 37,8%; số doanh nghiệp xây dựng là 5.015, chiếm 12,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo 4.493 doanh nghiệp, chiếm 11,0%.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở hầu hết lĩnh vực, mức tăng cao nhất ghi nhận ở một số lĩnh vực như sản xuất phân phối, điện, nước, gas với 652 doanh nghiệp, tăng 222,8%; hoạt động dịch vụ khác 1.124 doanh nghiệp, tăng 202,2%; kinh doanh bất động sản 1.409 doanh nghiệp, tăng 69,6%; bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy 15.381 doanh nghiệp, tăng 68,2%; giáo dục và đào tạo 977 doanh nghiệp, tăng 67,6% và dịch vụ lưu trú và ăn uống 2.362 doanh nghiệp, tăng 63,5%. 

Việc số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường trong 6 tháng đạt mức kỷ lục thể hiện niềm tin của doanh nghiệp vào thị trường và sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid 19. Tuy nhiên giới chuyên gia cũng cảnh báo rằng, trong 6 tháng cuối năm, kinh tế thế giới sẽ có nhiều yếu tố bất định. Rủi ro từ lạm phát dẫn đến giá đầu vào nguyên, nhiên liệu và hàng hóa tiếp tục tăng gây áp lực lớn lên cộng đồng doanh nghiệp. Điều này có thể tác động đến quyết định duy trì hoạt động hay tạm thời rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp.

Báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cũng chỉ ra, trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam vẫn có hơn 83.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022 cho doanh nghiệp. Tại hội nghị, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chia sẻ các bộ, ngành sẽ xây dựng kịch bản, đưa ra các chính sách, giải pháp cả trong ngắn hạn và trung, dài hạn, hướng đến mục đích cuối cùng là ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi sản xuất, phát triển doanh nghiệp. 

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: mpi.gov.vn)
Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: mpi.gov.vn)

Theo đó, hội nghị đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp trong thời gian tới như sau: Hội nghị đề nghị các hiệp hội cần làm tốt vai trò đề xuất, các cơ quan cần tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế, cắt giảm điều kiện kinh doanh, để giảm bớt khó khăn, chi phí cho doanh nghiệp. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, các hiệp hội, ngành hàng cũng kiến nghị, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để giảm giá xăng dầu, giảm giá nguyên, vật liệu và chi phí logistics, bởi giá xăng dầu quá cao như hiện nay sẽ tác động đến giá bán ra thị trường của các doanh nghiệp.

Đồng thời, cơ quan quản lý cần tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận các gói hỗ trợ và nguồn vốn vay ngân hàng. Trong bối cảnh ​​tiền tệ, tỷ giá hối đoái như hiện nay, việc giữ tiền đồng ở mức giá vừa phải sẽ tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm