Thị trường hàng hóa
Tạo ra một tầm nhìn thống nhất cho một tổ chức là kỹ năng cơ bản của các nhà lãnh đạo. Một tầm nhìn đơn giản, táo bạo, đầy cảm hứng có thể tạo ra những điều kỳ diệu. Nó mang mọi người trong toàn công ty xích lại gần nhau và cùng xoay quanh một mục tiêu chung, từ đó tạo ra nền móng cho việc phát triển các chiến lược tăng trưởng.
Tuy nhiên, thật không may, việc xây dựng tầm nhìn thường được coi là trách nhiệm của các lãnh đạo cấp cao nhất của công ty, chứ không phải là việc cấp quản lý. Bạn có thường xuyên nghe thấy những câu đại loại như: “CEO là người vẽ ra hướng đi đầy tham vọng, còn nhiệm vụ của các nhà quản lý chỉ đơn giản là đảm bảo nhân viên đi đúng hướng đi đó”?
Tuy nhiên, ngay cả khi không phải là một Giám đốc điều hành, bạn vẫn có cơ hội để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong việc định hình tầm nhìn bằng 3 cách: Đóng góp ý tưởng vào kế hoạch xây dựng tầm nhìn của các lãnh đạo cấp cao, truyền tải tầm nhìn của công ty cho đội nhóm của bạn, và phát triển tầm nhìn mới cho đội ngũ nhân sự đi đầu của công ty.
Các lãnh đạo cấp cao thường thiếu một số thông tin quan trọng khi xây dựng tầm nhìn cho công ty: Họ không hiểu trải nghiệm của khách hàng và thực tế hoạt động cũng như kỳ vọng của đội ngũ nhân viên. Lúc này, những hiểu biết và kinh nghiệm của quản lý cấp trung có thể giúp CEO có được sự kết nối nhất định với khách hàng và nhân viên.
Ngân hàng Thế giới là một ví dụ điển hình về vai trò của việc đóng góp ý kiến trong xây dựng tầm nhìn. Năm 1995, khi Chủ tịch James Wolfensohn nhận thấy cần phải tái tạo lại tổ chức sau Thế chiến II. Ngay từ đầu, ông đã đã hướng tới chính sách mang tính hướng thiện hơn.
Để làm rõ khái niệm mơ hồ này, ông đã triệu tập nhiều buổi gặp mặt với khách hàng, thành viên chính phủ, các nhà quản lý cấp trung và nhân viên của ngân hàng. Thông qua quá trình này, một nhóm rộng lớn đã dần định hình tầm nhìn đầy đủ hơn cho Ngân hàng thế giới - đó là theo đuổi giấc mơ về một thế giới không còn đói nghèo thông qua việc nâng cao tính chuyên nghiệp cho tổ chức, tăng cường học hỏi, xây dựng kiến thức, và đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho nhân viên. Có thể thấy, tầm nhìn chung của Ngân hàng thế giới được xây dựng dựa trên sự đóng góp của rất nhiều người chứ không phải chỉ riêng Chủ tịch James Wolfensohn.
Ngay cả khi bạn không có cơ hội tham gia vào việc định hình tầm nhìn chung của công ty, nếu bạn là lãnh đạo ở bất kỳ cấp độ nào của tổ chức, bạn có thể chuyển đổi tầm nhìn đó một cách linh hoạt để phù hợp với phòng ban của mình. Bản thân điều này chính là tạo ra tầm nhìn, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn.
Ví dụ, tại Ngân hàng Thế giới, Dennis Whittle, người đứng đầu một nhóm chiến lược nhỏ, đã thảo luận với các đồng nghiệp của mình về cách biến khái niệm “thế giới không còn nghèo đói” của Ngân hàng Thế giới thành một thứ gì đó hữu hình và thiết thực hơn cho nhóm của mình. Họ đưa ra tầm nhìn rằng các chiến lược giảm nghèo mới có thể đến từ mọi nơi trên thế giới, không chỉ từ các chuyên gia trong tổ chức. Ý tưởng này đã dẫn đến sự ra mắt của “Giải thưởng Thị trường Phát triển” - chương trình do Ngân hàng Thế giới quản lý, nơi hàng nghìn người trên khắp thế giới có thể giới thiệu những ý tưởng mới sáng tạo để phát triển kinh tế và cạnh tranh để được tài trợ.
Hãy tưởng tượng rằng bạn trưởng phòng của một nhóm phụ trách quản trị chuỗi cung ứng tại Amazon - công ty thương mại điện tử đa quốc gia có tầm nhìn trở thành “công ty lấy khách hàng làm trọng tâm, nơi mà mọi người có thể tìm kiếm, khám phá và mua bất cứ thứ gì họ muốn”. Bạn có thể truyền tải tầm nhìn đó một cách cụ thể hơn cho đơn vị của mình bằng cách tối ưu hóa mức độ chính xác của quy trình tìm kiếm và tốc độ phân phối sản phẩm, giúp khách hàng “tìm được bất cứ thứ gì họ muốn mua”.
Tuy nhiên, khi truyền tải tầm nhìn chung từ các lãnh đạo và cụ thể hóa nó, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu và tìm ra tiếng nói chung với các phòng ban khác trong công ty. Và quan trọng hơn hết, hãy đảm bảo kiểm tra kỹ để thông điệp mà bạn truyền đạt tới nhân viên để nó không bị sai lệch so với tầm nhìn chung mà lãnh đạo đưa ra.
Đôi khi tầm nhìn mới của một công ty không bắt nguồn từ CEO. Thay vào đó, nó tạo ra từ những tầm nhìn mà các quản lý cấp thấp hơn sử dụng để thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong phòng ban của họ.
Ví dụ, đài truyền hình PBS đã ra mắt thành công PBS Kids 24/7 - một kênh mới cho trẻ em. Tầm nhìn ban đầu được định hướng bởi Leslie Rotenberg – Phó Trưởng ban Truyền thông cho trẻ em. Vốn dĩ CEO Paula Kerger đã hoài nghi về đề xuất táo bạo này, nhưng Rotenberg đã thuyết phục rằng nó phù hợp với tầm nhìn giáo dục chung của đài PBS và có thể đáp ứng được nhu cầu thực sự của khán giả.
Công ty của bạn có thể chưa sẵn sàng hoặc thậm chí thiếu thiện cảm với việc phát triển tầm nhìn từ dưới lên. Nhưng nhu cầu không ngừng đổi mới trong môi trường kinh doanh ngày nay có thể mang lại cho bạn cơ hội quảng bá những ý tưởng mới từ kinh nghiệm của bản thân.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm