Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:35 08/01/2023

Phân tích SWOT và hoạch định chiến lược kinh doanh

Các mô hình phân tích kinh doanh là công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp hiểu môi trường tổ chức của chính mình và thiết lập các chiến lược hoạt động trong mọi thời điểm. Có khá nhiều các mô hình phân tích kinh doanh, trong đó SWOT được ứng dụng rộng rãi nhất.

SWOT LÀ GÌ?

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: S - Strength (Điểm mạnh), W - Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Thách thức). 

Mục tiêu chính của phân tích SWOT chính là giúp các tổ chức phát triển nhận thức đầy đủ về tất cả các yếu tố liên quan đến việc đưa ra quyết định kinh doanh trong hiện tại. Phương pháp này được tạo ra vào những năm 1960 bởi Albert Humphrey của Viện nghiên cứu Stanford, trong một nghiên cứu được thực hiện để xác định lý do tại sao kế hoạch của công ty luôn thất bại.

 

Ảnh minh họa

Ban đầu mô hình phân tích này có tên gọi SOFT: Satisfactory - Thỏa mãn, Opportunity - Cơ hội, Fault - Lỗi hay điều xấu trong hiện tại, Threat - Nguy cơ hay điều xấu trong tương lai. Tuy nhiên, đến năm 1964, Albert đã cùng các cộng sự của mình đổi F thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó. Đến đầu năm 2004 thì SWOT được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi.

Phân tích SWOT thường được sử dụng khi bắt đầu hoặc là một phần của quá trình lập kế hoạch chiến lược kinh doanh. Phân tích SWOT có thể giúp thách thức các giả định rủi ro và phát hiện ra những điểm mù nguy hiểm về hiệu suất của tổ chức. SWOT được coi là sự hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định bởi vì nó cho phép một tổ chức phát hiện ra các cơ hội thành công mà trước đây chưa được kiểm soát và làm nổi bật các mối đe dọa trước khi chúng trở nên quá nặng nề.

Cụ thể, có thể áp dụng phân tích mô hình SWOT cho các trường hợp sau:

  • Lập kế hoạch chiến lược kinh doanh
  • Đưa ra những quyết định cho sự phát triển doanh nghiệp
  • Kích thích phát triển những ý tưởng kinh doanh mới
  • Loại bỏ và hạn chế các điểm yếu còn tồn tại ở doanh nghiệp
  • Phát triển các thế mạnh doanh nghiệp
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính, nhân sự.

CÁC THÀNH TỐ TRONG MÔ HÌNH SWOT

Trong 4 thành phần của mô hình SWOT thì Strength và Weaknesses thuộc nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp. Hai yếu tố còn lại là Opportunities và Threats thuộc nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Hoạt động phân tích SWOT chính là tìm hiểu, đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thông qua 2 cặp yếu tố trên.

Điểm mạnh (Strengths) 

Điểm mạnh mô tả những đặc điểm nổi trội của một cá nhân, tổ chức giúp tạo sự khác biệt hoặc ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp, những điểm mạnh này đến từ nguồn lực bên trong như thương hiệu mạnh, tệp khách hàng trung thành, tài chính ổn định, công nghệ độc đáo, lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, ...

Bất kỳ khía cạnh nào trong tổ chức chỉ là sức mạnh khi mang lại một lợi thế rõ ràng. Ví dụ: nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp sản phẩm chất lượng cao, thì quy trình sản xuất chất lượng cao không phải là thế mạnh trên thị trường, điều đó đơn giản là sự cần thiết.

Điểm yếu (Weaknesses)

Điểm yếu chính là hạn chế của doanh nghiệp hoặc dự án đang yếu hơn so với đối thủ. Điểm yếu có thể ngăn một tổ chức hoạt động ở mức tối ưu, do đó cần xác định điểm yếu để có những giải pháp cải thiện kịp thời. Một số câu hỏi giúp xác định điểm yếu: Những việc nào đang làm chưa đạt tiêu chuẩn? Có những lời nhận xét chưa tốt nào về doanh nghiệp? Tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của đối thủ? Nguồn lực về nhân viên, cơ sở vật chất hiện tại có tốt hay không?

Điểm yếu, giống như điểm mạnh, là những đặc điểm cố hữu của tổ chức, vì vậy cần tập trung vào con người, tài nguyên, hệ thống và quy trình. Hãy suy nghĩ về những vấn đề có thể cải thiện và những vấn đề nên tránh, những thiếu sót, thậm chí là những vấn đề mà doanh nghiệp có xu hướng không nhìn nhận ra. Phân tích SWOT sẽ chỉ có giá trị khi được thu thập tất cả thông tin quan trọng. Vì vậy, sự trung thực và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ sự thật khó chịu nào là cần thiết.

Cơ hội (Opportunities) 

Cơ hội đề cập đến các yếu tố bên ngoài có thể mang lại sự thuận lợi hoặc một lợi thế cạnh tranh, là những yếu tố có thể khai thác để vượt đối thủ. Cơ hội có thể đến từ xu hướng thị trường, công nghệ, thay đổi trong chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp, khó khăn đang gặp phải của đối thủ cạnh tranh. Thậm chí, những thay đổi trong mô hình xã hội, hồ sơ dân số và lối sống đều có thể tạo ra những cơ hội thú vị.

Cơ hội thường phát sinh từ các tình huống bên ngoài tổ chức và đòi hỏi khả năng dự đoán về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Khả năng phát hiện và khai thác các cơ hội có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với khả năng cạnh tranh và dẫn đầu thị trường của doanh nghiệp. 

Thách thức (Threats)

Thách thức là các yếu tố bên ngoài có thể gây tổn hại cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một số yếu tố có thể kể đến là đối thủ cạnh tranh, thiên tai, dịch bệnh, chính sách của chính phủ, biến động thị trường, gián đoạn chuỗi cung ứng...

Các doanh nghiệp không thể kiểm soát các thách thức/nguy cơ nhưng hoàn toàn có thể lường trước và đưa ra các phương án dự phòng. Một số câu hỏi giúp doanh nghiệp xác định thách thức: Những chính sách nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh? Có những đối thủ tiềm năng nào đang phát triển mạnh? Các yếu tố thiên tai, dịch bệnh có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tổ chức? Những trở ngại gặp phải khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường? Tiêu chuẩn chất lượng hoặc thông số kỹ thuật cho sản phẩm đang thay đổi? Thậm chí, công nghệ phát triển là cơ hội nhưng cũng có thể là một mối đe dọa luôn hiện hữu!

MỞ RỘNG MÔ HÌNH SWOT VÀ ỨNG DỤNG TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Nếu chỉ liệt kê và phân tích các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức riêng lẻ thì mô hình SWOT sẽ không phát huy được hết giá trị . Chính vì vậy, SWOT đã được mở rộng và phát triển thành một ma trận, kết hợp các yếu tố lại với nhau để đưa ra các chiến lược cụ thể: S-O, W-O, S-T và W-T.

Mở rộng mô hình SWOT hỗ trợ phát triển các chiến lược kinh doanh (Ảnh: Internet)

Chiến lược S-O

Là chiến lược tận dụng các cơ hội hiện có từ bên ngoài để phát huy các nguồn lực, điểm mạnh của tổ chức, doanh nghiệp. Đây là chiến lược không cần tốn quá nhiều công sức mà lại mang đến hiệu quả cao và có khả năng thành công nhất. Chiến lược S-O thường là các chiến lược ngắn hạn.

Ví dụ như với hãng hàng không Vietjet. Vietjet là hãng hàng không giá rẻ. Một trong những điểm mạnh của Vietjet là có chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm thuộc hàng thấp nhất châu Á cũng như thế giới. Doanh thu từ các dịch vụ trên chuyến bay là nhân tố quan trọng tạo nên thành công của hầu hết các hãng hàng không giá rẻ. Đây cũng là yếu tố đã giúp hãng nhanh chóng có lợi nhuận. Hiện nguồn này đóng góp hơn 23% doanh thu của hãng.

 Điểm mạnh của Vietjet cũng chính là cơ hội bởi Việt Nam là nước đang phát triển nên hãng hàng không giá rẻ được nhiều người lựa chọn và sẵn sàng chi trả hơn. Đây cũng là lý do vì sao thị phần của Vietjet Air-kẻ đến sau nhưng có những thời điểm đã vượt mặt “ông lớn” Vietnam Airline.

Quảng cáo Săn vé 0 đồng “check-in” Ấn Độ cùng Vietjet

Chiến lược W-O

Là chiến lược nắm bắt các cơ hội hiện tại bằng cách cải thiện những điểm yếu. Chiến lược này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bởi vì có thể khi doanh nghiệp đã cải thiện được các điểm yếu thì cơ hội đã qua đi. Tuy nhiên nếu cố gắng hết sức thì vẫn có thể thành công, tạo ra bước tiến mới cho doanh nghiệp. Đây là một chiến lược trung hạn.

Các thương hiệu, dù ở tầm cỡ quốc tế hay mới hình thành, đều có những điểm yếu nhất định, ví dụ như thương hiệu quốc tế Samsung. Điểm yếu đầu tiên của Samsung là sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Nước Mỹ được xem là thị trường đầy tiềm năng khi ước tính cả Apple và Samsung, những “gã khổng lồ” trong giới công nghệ, đều bán được ít nhất 70,8% sản phẩm smartphone tại đây. Mặc dù Samsung đã đa dạng hóa nguồn lực và mở rộng hoạt động thị trường tại các nước châu Á nhưng doanh số tổng vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ rất khó lường và nếu suy thoái kinh tế xảy ra sẽ khiến doanh thu của Samsung gặp nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên hoạt động. Cải thiện điểm yếu đồng thời nắm bắt cơ hội, Samsung đã mở rộng thị trường sang các nước châu Á và châu Âu để đảm bảo tính bền vững và và tránh những thất bại tiềm tàng nếu nền kinh tế Mỹ bất ổn. 

Phân tích ma trận SWOT của Samsung

Chiến lược S-T

Là chiến lược sử dụng điểm mạnh để hạn chế và đối phó với các nguy cơ từ bên ngoài. Chiến lược này giúp doanh nghiệp loại bỏ được các rủi ro, khống chế được tình hình không thuận lợi cho doanh nghiệp. Đây là một chiến lược ngắn hạn.

Chúng ta đều biết đến thương hiệu Coca Cola, và điểm mạnh lớn nhất của Coca Cola phải kể đến tính nhận diện thương hiệu được phủ sóng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo Business Insider, có đến 94% dân số thế giới nhận diện được logo đặc trưng màu trắng và đỏ của Coca Cola. Tuy nhiên thách thức của hãng là đe dọa cạnh tranh cao từ các sản phẩm đồ uống có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy thương hiệu Coca Cola với hình ảnh thương hiệu khắc sâu trong tâm trí người dùng sẽ có nhiều cơ hội nếu gia nhập ngạch sản phẩm tốt cho sức khỏe, từ đó cải thiện hình ảnh thương hiệu và tăng doanh thu từ dòng sản phẩm mới.

Chiến lược W-T

Chiến lược W-T khắc phục trước các điểm yếu để phòng tránh rủi ro cho tổ chức, doanh nghiệp. Các rủi ro và nguy cơ thường đến từ điểm yếu của doanh nghiệp nên cần dự đoán nguy cơ từ sớm và cải thiện các điểm yếu ngay khi có thể. Chiến lược W-T chính là một chiến lược phòng thủ, hãy xem xét chiến lược của McDonald's để hiểu rõ hơn.

McDonald's là thiên đường của thức ăn nhanh và giá cả phải chăng. Nhà hàng đồ ăn Mỹ nổi tiếng thế giới này được thành lập bởi hai anh em Maurice và Richard vào năm 1940. Hiện tại, tập đoàn McDonalds đứng trong top 10 thương hiệu toàn cầu có gần hàng nghìn thương hiệu trên toàn thế giới. 

Là một trong những chuỗi thực phẩm nổi tiếng nhất trên thế giới, tuy nhiên McDonald's hầu như phải đối mặt với sự xáo trộn liên quan đến chuỗi cung ứng. Để đảm bảo rằng chất lượng được duy trì, công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng lớn và các biện pháp an toàn thực phẩm khác nhau. Các trung tâm chất lượng của McDonald's trên toàn thế giới coi trọng chất lượng tối đa và đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng luôn được quan tâm và tuân thủ trên toàn hệ thống. Hãng đảm bảo chất lượng bằng cách đánh giá sản phẩm và thăm trang web của nhà cung cấp thường xuyên.

Quản lý chất lượng tại McDonald's

SWOT - CÔNG CỤ QUẢN TRỊ VÀ ỨNG PHÓ VỚI SỰ THAY ĐỔI

Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhanh chóng và không có cảnh báo. Tiến hành phân tích SWOT thường xuyên đảm bảo các chiến lược sẵn sàng cho những thay đổi này, nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tránh tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

Đại dịch Covid-19 toàn cầu đưa ra nhiều ví dụ về sự thay đổi bên ngoài đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Việc đóng cửa biên giới thu hẹp số lượng khách hàng, các vấn đề về chuỗi cung ứng, vận tải và tồn kho. Việc đóng cửa kinh doanh bất ngờ dẫn đến việc không giữ chân được nhân sự, các vấn đề về dòng tiền, khách hàng không thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ.

Các ví dụ khác về thay đổi bên ngoài khác có thể kể đến như: khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm và dịch vụ bền vững, thân thiện với môi trường; những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn sẽ cạnh tranh nhiều hơn, khách hàng mong muốn truy cập các sản phẩm và dịch vụ của bạn từ mọi nơi và nguy cơ các sản phẩm quen thuộc sẽ trở nên lỗi thời.

Tiên đoán về những thay đổi (thách thức, cơ hội) chính là chìa khóa cho khả năng quản lý thay đổi của tổ chức, và đảm bảo doanh nghiệp của bạn luôn phù hợp với thị trường. Những thay đổi này có thể là những điều chỉnh nhỏ trong mô hình kinh doanh hiện tại, chúng cũng có thể là những thay đổi lớn hơn, mang tính chuyển đổi, trong đó cần có những thay đổi táo bạo để giúp doanh nghiệp của bạn chuyển hướng sang một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.

Cập nhật khung vẽ SWOT thường xuyên cũng giúp doanh nghiệp có thể tìm ra những thay đổi nội bộ (xuất phát từ điểm mạnh, điểm yếu) phù hợp thực hiện đối với mô hình kinh doanh hiện tại, nhằm tận dụng các cơ hội và kiểm soát được với những thách thức từ bên ngoài một cách chủ động và hiệu quả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần xem xét các tiêu chí mang tính quyết định đã được phát triển trong khung SWOT. Đảm bảo mọi thay đổi nội bộ dự định thực hiện đều phù hợp với tiêu chí phải thực hiện hoặc nên thực hiện của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh hơn với những thay đổi không lường trước được, cải thiện một thế mạnh hiện có hoặc xây dựng một thế mạnh mới, giảm bớt hoặc loại bỏ một điểm yếu.

PHÂN TÍCH SWOT NGƯỢC, TẠI SAO KHÔNG?

Thực tế, SWOT hoàn toàn không phải là một phân tích hay chẩn đoán, mà chỉ đơn giản là liệt kê và phân loại các yếu tố tình huống bên trong và bên ngoài liên quan đến chủ đề mà doanh nghiệp đang đánh giá, và thường được tạo ra trong các hoạt động nhóm. Thông thường, những thông tin được liệt kê thường kém sâu sắc và không đưa ra một lộ trình rõ ràng để hành động.

Có một vài lý do khiến SWOT không đạt được kết quả mong muốn:

Đầu tiên, bố cục lưới 2 x 2 truyền thống cho phân tích, khuyến khích người dùng trình bày tất cả thông tin trên một trang chiếu PowerPoint hoặc một tờ giấy, thường dẫn đến các mô tả cực kỳ ngắn, thường là một hoặc hai từ. Mong muốn ngắn gọn này cũng thường dẫn đến lối tắt trong suy nghĩ.

Ví dụ, theo kinh nghiệm của chúng tôi với tư cách là nhà tư vấn và giáo viên, chúng tôi nhận thấy rằng một thuộc tính quan trọng như “giá cả” có thể được liệt kê dưới dạng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa mà không cần giải thích thêm. SWOT không đưa ra phân tích hay hiểu biết sâu sắc nào về việc liệu giá có quá cao hay không? liệu các đối thủ cạnh tranh có thể cắt giảm giá đó hay không? liệu một công ty có thể chạy chương trình khuyến mãi hay bất kỳ yếu tố nào khác liên quan đến giá cả?

Thứ hai, phân tích SWOT khó giải thích, một cách đáng ngạc nhiên, chủ yếu là do thiếu hệ thống phân cấp. Tất cả bốn góc phần tư của mô hình đều được nhấn mạnh như nhau. Trong nhiều trường hợp, nó chỉ đơn thuần là một bức ảnh chụp nhanh về tình hình hiện tại - hoặc là một bức ảnh chụp nhanh về những gì hiện đang có trong tâm trí của những người tham dự các buổi thảo luận.

Thứ ba, bản năng tự nhiên của chúng ta là tiếp cận ngay vào các giải pháp, đặc biệt là khi liệt kê các cơ hội. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người dùng SWOT hiểu sai “cơ hội” là gì, cho rằng chúng là đề xuất về “những gì có thể được thực hiện”. Chẳng hạn, một nhà cung cấp dịch vụ du lịch bằng xe đạp liệt kê “tạo ứng dụng di động với bản đồ trực tiếp” như một cơ hội. Nhưng đây không phải là một cơ hội theo nghĩa SWOT của từ này, thay vào đó, nó chỉ là một khuyến nghị chưa được xử lý đầy đủ. Thay vào đó, một cơ hội có thể là sự phát triển trong việc áp dụng công nghệ giọng nói hay là việc các ứng dụng điện thoại đó đang trở nên dễ phát triển hơn, nhưng đối thủ cạnh tranh lại không sử dụng chúng.

Mặc dù có những nhược điểm nhất định, SWOT vẫn được coi là công cụ hữu ích để hiểu rõ hoặc lập các chiến lược kinh doanh khi có cách tiếp cận đa chiều hơn: lật ngược quy trình SWOT.

Ảnh minh họa 

Với cách tiếp cận truyền thống, các yếu tố bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) được xác định trước, tiếp đó là các yếu tố bên ngoài (cơ hội và mối đe dọa), chúng ta thử tiến hành ngược lại. Ví dụ, để cải thiện việc thu thập hàng tồn kho, bạn nên bắt đầu với các yếu tố bên ngoài như thị trường, khách hàng, thời điểm... sau đó chuyển sự chú ý của bạn sang các yếu tố bên trong của công ty.

Một phần của vấn đề nằm ở việc tập trung vào các yếu tố bên trong—điểm mạnh và điểm yếu—trước tiên. Nhưng bằng cách lật ngược nó lại, các nhà chiến lược có thể tiến hành phân tích tốt hơn và đưa ra các đề xuất chiến lược khả thi hơn. Đầu tiên, thu thập một bản kiểm kê các điều kiện môi trường có liên quan - các mối đe dọa và cơ hội. Tiếp theo, khám phá những điểm mạnh và điểm yếu bên trong. Bằng cách xem xét các điều kiện bên ngoài trước và các thuộc tính bên trong bên trong sau đó, sẽ tạo ra một tập hợp các ý tưởng rõ ràng và khả thi.

Phương pháp lật ngược quy trình SWOT được đề xuất trong trường hợp những điều kiện môi trường không chỉ tồn tại cho doanh nghiệp của bạn mà còn cho tất cả các đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như đại dịch Covid, tỷ giá tăng, lạm phát... không hẳn là nguy cơ đối với một doanh nghiệp. Vì nó là những khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp trong cùng bối cảnh kinh tế, xã hội. Hay như trong bóng đá, nếu luật chơi được FIFA điều chỉnh, thì nếu khó khăn thì là khó khăn chung, còn nếu dễ dàng thì nó cũng là dễ dàng hơn đối với tất cả các đội chơi.

Tập trung vào các yếu tố bên ngoài trước có thể giúp các nhà hoạch định chiến lược có suy nghĩ rộng hơn về các yếu tố bên trong, giảm nguy cơ về tầm nhìn hạn hẹp. Nói cách khác, lật ngược quy trình SWOT có thể giúp doanh nghiệp phát hiện ra các yếu tố bên trong có thể chưa xem xét đến.

Chúng ta đều biết Trung Quốc từ lâu đã trở thành một thị trường quan trọng cho cả hai công ty Mỹ: Apple và Tesla. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chiếm khoảng 17% doanh số bán hàng của Apple và 23% doanh thu của Tesla. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ CNBC, hai gã khổng lồ công nghệ Mỹ Apple và Tesla hiện đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược lớn” ở Trung Quốc, đó chính là sự hạn chế chi tiêu của nền kinh tế và người tiêu dùng. 

Năm 2022, nỗi lo lắng là các vấn đề về chuỗi cung ứng và đại dịch COVID-19, trong năm 2023 là nỗi lo về nhu cầu tiêu thụ và điều này đã tạo ra một gánh nặng lớn cho cả Apple và Tesla, vốn phụ thuộc nhiều vào người tiêu dùng Trung Quốc. Đối với Apple, nhiều chuyên gia nhận định, tình hình kinh doanh sẽ không mấy khả quan khi vào tháng 10/2022, nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới ở Trịnh Châu, Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát Covid.

Không chỉ lo lắng về các vấn đề chuỗi cung ứng, Apple đang phải đối mặt với việc Trung Quốc đã đảo ngược hướng đi của chính sách zero - Covid khi nước này có vẻ sẽ mở cửa lại nền kinh tế. Chính sách của Bắc Kinh liên quan đến việc phong tỏa nghiêm ngặt và xét nghiệm hàng loạt để cố gắng kiểm soát các ca nhiễm. Giờ đây, các đợt bùng phát Covid-19 trên khắp các vùng rộng lớn của đất nước có thể ảnh hưởng đến nhu cầu mua bán iPhone của hãng.

Đặc biệt, trong những năm Covid-19 hoành hành, người Trung Quốc đã bị “ghìm” chân quá lâu, việc chính phủ tuyên bố mở cửa sẽ tạo động lực to lớn cho người dân chạy theo phong trào du lịch “trả thù”, đây sẽ là tín hiệu tích cực cho các quốc gia có thế mạnh về ngành du lịch, dịch vụ. Tuy nhiên, động thái này sẽ làm thay đổi dòng tiền chi tiêu của nhân dân Trung Quốc, dẫn đến việc Apple khó bán các sản phẩm nổi tiếng của mình. Tương tự với Tesla, trong suốt năm 2022, Tesla phải đối mặt với sự gián đoạn của đại dịch COVID-19 tại nhà máy Gigafactory Thượng Hải, cùng với những dấu hiệu không mấy tích cực từ nhu cầu từ người tiêu dùng Trung Quốc đối với xe điện Tesla.

Như vậy, Covid-19 và nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường là hai trong nhiều thách thức, nguy cơ mà Apple và Tesla đang đối mặt tại thị trường Trung Quốc. Việc hướng đến phân tích các yếu tố bên ngoài đã giúp hai hãng đưa ra các giải pháp điều chỉnh các yếu tố bên trong. Tại Trung Quốc, Tesla đã giảm giá xe Model 3 và Model Y vào tháng 10, đảo ngược một số đợt tăng giá mà hãng đã thực hiện hồi đầu năm. Ngày 24/102022, trên trang web của mình, “gã khổng lồ” xe điện Tesla thông báo, lần đầu tiên trong lịch sử hãng sẽ giảm giá cho các dòng Model Y và Model 3 sản xuất tại nhà máy Gigafactory tại Thượng Hải, Trung Quốc, sau khi tăng sản lượng tại nhà máy này lên 30% và tung ra các ưu đãi vào tháng trước.

Dòng xe Model 3. Ảnh: Tesla.

Còn đối với Apple, việc chuyển dần chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc chính là khởi đầu để hãng công nghệ giảm phụ thuộc vào quốc gia tỷ dân. Ngoài Ấn Độ, nhiều nước đã được Apple cân nhắc để hợp tác gia công iPhone như Việt Nam, Mexico…

Bằng cách xem xét các điều kiện bên ngoài, kết hợp với các thuộc tính bên trong, có thể tạo ra một tập hợp các khuyến nghị rõ ràng và có căn cứ cho doanh nghiệp. Sử dụng công cụ phân tích SWOT ngược rõ ràng có thể giúp các doanh nghiệp xác định một loạt các kết quả khả thi có thể thực hiện được. Phân tích SWOT còn được xem là bước tiền đề cho chiến dịch 4P Marketing - Chiến lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đạt mục tiêu khi ra mắt sản phẩm mới.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm