Thị trường hàng hóa
Do có nhiều địa điểm hoặc hoạt động trên khắp thế giới, họ thường cử nhân viên đi công tác nước ngoài để có cơ hội phát triển và thăng tiến.
Thông qua những nhiệm vụ như vậy, nhân viên có được kiến thức và kinh nghiệm về nền văn hóa nước ngoài. Hoặc, họ sẽ được mở rộng kiến thức thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhân viên như vậy đã rời doanh nghiệp ngay sau khi trở về. Câu hỏi được đặt ra là tại sao tình trạng này lại xảy ra? Làm thế nào các tổ chức có thể ngăn chặn điều này?
Các nhà nghiên cứu gần đây đã xem xét lý do đằng sau tình trạng này. Phát hiện cho thấy, sự gắn kết hoặc thiếu gắn kết của những nhân viên này ảnh hưởng mạnh mẽ đến mong muốn ở lại công ty.
Các doanh nghiệp đa quốc gia nhận ra rằng, những nhiệm vụ quốc tế giúp nhân viên phát triển năng lực toàn cầu. Từ đó, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty.
Các nhân viên được cử đi công tác quốc tế bao gồm nhà quản lý, giám đốc điều hành ở nước sở tại và thành viên chủ chốt khác điều phối, cũng như kiểm soát công ty con ở nước ngoài.
Trong thời gian ở nước ngoài, các nhân viên có cơ hội trau dồi kỹ năng quản lý, phát triển kỹ thuật, hiểu biết đa văn hóa, nâng cao kiến thức nền tảng về thị trường quốc tế. Đồng thời, trau dồi kiến thức về kinh doanh quốc tế. Vì những lợi ích này, đã có sự gia tăng trong số lượng nhân viên được gửi ra nước ngoài.
Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp đa quốc gia mong đợi được hưởng lợi từ kiến thức và kinh nghiệm mới mà nhân viên thu được, thì có một tỷ lệ cao người nghỉ việc sau khi trở về.
Một báo cáo từ Brookfield Global Relocation Trends cho thấy, khoảng 38% nhân viên rời công ty trong vòng một năm sau khi trở về. Các doanh nghiệp đa quốc gia cần tăng cường cơ chế hỗ trợ để cải thiện khả năng giữ chân nhân viên. Từ đó, nhằm tránh mất đi những người nắm giữ tri thức chủ chốt.
Theo các nhà nghiên cứu, một trong những yếu tố quan trọng là đảm bảo nhân viên được làm công việc phù hợp sau khi trở về. Cách những nhân viên cảm nhận về điều kiện công việc trong thời gian đầu trở về là yếu tố quyết định chính đối với sự gắn bó của họ.
Nếu nhận thấy kỳ vọng công việc phù hợp với kinh nghiệm từ nước ngoài, nhiều khả năng là các nhân viên sẽ gắn bó với công việc của mình hơn. Tuy nhiên, nhiều tổ chức giao công việc không phù hợp với kiến thức, kỹ năng và khả năng mà các nhân viên này có được trong quá trình công tác quốc tế.
Những nhân viên này cũng thường có quyền tự chủ cao hơn, linh hoạt và nhiều cơ hội ra quyết định khi làm việc ở nước ngoài. Khi trở về, các biện pháp thắt chặt, mất quyền tự chủ và thiếu linh hoạt dẫn đến sự bất mãn trong công việc.
Điều đó khiến mức độ gắn bó với công việc của họ thấp hơn. Đây là những yếu tố then chốt cần được giải quyết hợp lý đối với các vị trí được cung cấp cho nhân viên khi họ trở về nước.
Các tổ chức có thể cần phát triển chương trình cố vấn. Qua đó, nhằm giúp những nhân viên trở về nước phát triển và duy trì mối quan hệ với tổ chức. Đồng thời, giúp họ tái hòa nhập thành công khi trở về.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm