Thị trường hàng hóa
Trong nhiều thập kỷ, các công ty lớn ở Mỹ nuôi dưỡng tham vọng "làm tất ăn cả" bằng cách luôn nhập hàng hóa và dịch vụ từ các nhà cung ứng hoặc từ các doanh nghiệp mà họ (cá nhân, nhóm điều hành) sở hữu ít nhất 51% cổ phần của các nhà cung ứng ấy. Nhưng có một thách thức cốt lõi từ lâu đã cản trở những nỗ lực này: các công ty thu mua không thể tìm thấy đủ nhiều doanh nghiệp có chất lượng và khả năng đáp ứng các yêu cầu. Nếu không có khả năng cung ứng phù hợp, các nhà cung ứng cũng sẽ không thể mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
Một số công ty thu mua lớn đã cố giải quyết vấn đề này bằng cách liên kết các nhà cung ứng với các công ty cung cấp lớn hơn, lâu đời hơn. Nhưng sau nhiều thập kỷ, các doanh nghiệp được liên kết này vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ, và những công ty thu mua lớn vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung ứng đủ chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Một giải pháp sáng tạo nhiều hứa hẹn, đó là "liên minh tăng trưởng tập trung". Giải pháp này giúp các nhà cung ứng tiếp cận với nhiều cơ hội phát triển năng lực, đạt được khả năng cung ứng phù hợp và đảm nhận các vai trò trong quản lý cấp cao – sau đó có thể tận dụng nó để tiếp cận các cơ hội lớn hơn, rộng hơn trong tương lai.
Một trong những công ty tiên phong thực hiện cách tiếp cận này là Google, và nỗ lực của họ đã mang lại kết quả tích cực cho các nhà cung ứng tham gia. Dưới đây là 4 bài học từ kinh nghiệm của họ về cách đa dạng hóa nhà cung ứng.
Công ty thu mua, doanh nghiệp mới thành lập và nhà cung ứng lâu đời cùng nhau tạo lên một liên minh, và họ nên đánh giá đúng vai trò của nhà cung ứng để đảm bảo 2 điều: Quy mô của nhà cung ứng phải lớn hơn quy mô của dự án mà họ phải xử lý để tạo cơ hội cho doanh nghiệp mới mở rộng năng lực của mình. Nếu họ có kinh nghiệm khi thích ứng với các khả năng mới sẽ giúp phát triển hoạt động kinh doanh của mình (chẳng hạn như thâm nhập vào các thị trường liền kề hoặc tham gia vào một phần mới của chuỗi giá trị).
Nhà cung ứng cũng nên làm quen với việc tham gia vào các nhiệm vụ quản lý cấp cao (ví dụ như bày ra chiến lược hoặc phân bổ ngân sách) và ra các quyết định liên quan đến nhân sự hoặc phát triển kinh doanh. Nếu không làm vậy, các nhà cung ứng có thể bị hạ xuống vị trí của một nhà thầu phụ hơn là đồng chủ sở hữu, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không có cơ hội phát triển hoặc khả năng giành được cơ hội kinh doanh của chính họ.
Nếu các mối quan hệ liên minh vẫn còn cố vấn theo kiểu truyền thống, việc đó sẽ gần như không hiệu quả. Trong các liên minh tăng trưởng tập trung, họ phải thực hiện các mục tiêu được hệ thống hóa trong một thỏa thuận giữa hai nhà cung ứng để đo lường và theo dõi thường xuyên.
Ví dụ: trong thỏa thuận, nhà cung ứng có thể yêu cầu các công ty cố vấn dành ra 5 tiếng để đào tạo các nhân viên của nhà cung ứng để giúp họ có được một vài năng lực cụ thể. Thỏa thuận cũng có thể kêu gọi các công ty cố vấn cho phép nhân viên của các nhà cung ứng quan sát nhân viên cố vấn thực hiện công việc đòi hỏi khả năng đó, và sau đó giúp các nhân viên của nhà cung ứng thực hiện nốt phần công việc còn lại.
Điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo của chương trình liên mình tăng trưởng tập trung là yêu cầu các công ty cố vấn chịu trách nhiệm về việc thực hiện thỏa thuận. Để làm được điều này, Google tìm cách tham gia vào một loạt các cuộc thảo luận với các công ty cố vấn để ghi nhớ các mục tiêu cố vấn bằng văn bản. Để quy trách nhiệm cho cả hai bên công ty, bộ phận tìm kiếm và phát triển nhà cung ứng của Google thường xuyên kiểm tra để đảm bảo mỗi công ty cố vấn đều hoàn thành các mục tiêu cố vấn ban đầu.
Nhiều công ty đã tham gia vào các liên minh trong lịch sử trong khi tỷ lệ các nhà cung ứng trong liên minh là trên 51% ngay từ đầu.
Họ cần phải linh hoạt hơn: Với tiềm năng phát triển và phát triển theo vai trò của các nhà cung ứng theo thời gian, công ty thu mua nên sẵn sàng tham gia vào các liên minh mà ban đầu các nhà cung ứng chiếm dưới 51% tỷ lệ.
Cách tiếp cận tập trung vào tăng trưởng không nên tập trung vào các giao dịch thu mua hiện tại; mà còn phải dự đoán được các giao dịch tiếp theo phát triển ra sao trong thời gian tới. Để làm được điều đó, cả hai bên cần hợp tác trợ giúp lẫn nhau không chỉ ở các dự án trước mắt mà nên bao gồm cơ chế hợp đồng để các nhà cung ứng mua cổ phần của các nhà cung ứng đối tác.
Ví dụ, một tổng thầu thuộc sở hữu của công ty cung ứng phục vụ ngành công nghiệp ô tô đã sở hữu 51% cổ phần của một liên minh với một tổng thầu khác. Thông qua liên minh, các nhà cung ứng đã mở rộng công việc của mình sang các trường đại học, công ty tiện ích và các nhà máy lọc dầu, và tăng đáng kể doanh thu. 20 năm sau, khi liên minh được thành lập, các nhà cung ứng đã thu được rất nhiều lợi ích từ đối tác. Trong những trường hợp như vậy, chương trình da dạng hóa nhà cung ứng của các công ty thu mua phải đảm bảo rằng mối quan hệ của họ với nhà cung ứng sẽ không kết thúc liên minh.
Các chương trình đa dạng nhà cung ứng nhằm giúp tạo ra một nền kinh tế bình đẳng hơn. Bằng cách tài trợ cho liên minh, các công ty lớn có thể đẩy nhanh tiến độ trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm