Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:49 26/09/2022

Bài học sụp đổ từ đỉnh cao thành công do đổi mới sáng tạo nửa vời của Kodak

Kodak từng là một thương hiệu quen thuộc với vị thế bá chủ trong hoạt động kinh doanh film máy ảnh, khi thâu tóm khoảng 80% thị trường film chụp cho máy ảnh tại Mỹ và 50% trên toàn cầu.

Tuy nhiên, ngày nay, nhắc đến Kodak, người ta chỉ nhớ đến một câu chuyện buồn về thất bại của cuộc đổi mới sáng tạo nửa vời.

Nhắc đến Kodak ngày nay, người ta chỉ nhớ đến một câu chuyện buồn về cuộc đổi mới sáng tạo nửa vời.

Từ biểu tượng máy ảnh hàng đầu nước Mỹ

Nhắc tới ngành công nghiệp máy ảnh phim của thế kỷ trước thì không thể không nhắc tới thương hiệu Kodak. Trong gần một thế kỷ, Kodak là biểu tượng cho những thứ tuyệt vời nhất của nước Mỹ, gần như chiếm lĩnh độc quyền thị trường máy ảnh phim. Thậm chí, Kodak từng khiến cả thế giới sục sôi kiếm tìm và trong bốn năm đầu, có tới 73.000 chiếc được tiêu thụ, cho dù chi phí mỗi chiếc khi đó lên tới 25 USD.

Vào giữa những năm 1970, Kodak nắm giữ 95% thị phần thị trường phim và 85% thị phần thị trường máy ảnh tại Mỹ. Thời điểm những năm 1980, Kodak có tới 150.000 nhân viên, nằm trong top 50 công ty trong danh sách Fortune 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Mỹ.

Kodak từng được coi là biểu tượng của Mỹ trên lĩnh vực khoa học và công nghệ

Vào những năm 80, nền công nghiệp nhiếp ảnh bắt đầu bước ngoặt đầu tiên bằng việc số hóa. Trước đó, nguyên mẫu đầu tiên của máy ảnh kỹ thuật số được tạo ra vào năm 1975 chính một kỹ sư của Kodak. Thiết bị nguyên mẫu được chế tạo từ ống kính camera phim, một số linh kiện của Motorola, 16 viên pin và các cảm biến CCD của Fairchild, dùng để chuyển hình ảnh quang học sang tín hiệu kỹ thuật số. Điều này cho thấy công ty có khả năng đổi mới và tạo ra một nhu cầu mới. Nhưng phát hiện ý tưởng và thực hiện điều đó là hai việc rất khác nhau.

Thậm chí, để đón đầu xu hướng kỹ thuật số, Kodak còn thành lập các cơ sở đào tạo nội bộ và đưa các kỹ sư hóa học của mình tới đó để đào tạo họ trở thành những kỹ sư điện tử.

Tuy nhiên, chiến lược này bị nhiều người trong chính công ty chỉ trích và bị xem là vô nghĩa. Bởi vì nếu nhìn vào báo cáo tài chính của công ty, người ta sẽ đặt câu hỏi là "tại sao phải làm vậy". Khi đó, Kodak vẫn đang có lãi. Công ty đã không nhìn thấy sự cần thiết phải chuyên môn hóa và thay đổi thiết kế sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường thay đổi.

Bộ phận tiếp thị của công ty đã từng thử thuyết phục ban lãnh đạo thay đổi trong nguyên tắc cốt lõi để đạt thành công, song ban lãnh đạo tiếp tục gắn bó với ý tưởng dựa vào máy ảnh phim lỗi thời. Kodak không nhận ra chiến lược hiệu quả một thời đang tước đi cơ hội của họ. Kodak còn phạm sai lầm khi đầu tư mua lại các công ty nhỏ hơn, làm cạn kiệt số tiền lẽ ra có thể dùng để thúc đẩy bán máy ảnh kỹ thuật số.

Để rồi, dù thống trị trong ngành công nghiệp máy ảnh film, Kodak không thể ngăn được sự bùng nổ của những công nghệ mới mang tính đột phá. Đến khi nhận ra và nhảy vào dòng chảy xu hướng kỹ thuật số thì Kodak chỉ là kẻ đến sau với tư duy nửa vời khi vẫn duy trì mảng kinh doanh máy ảnh film và analog. Theo các chuyên gia, chính thành công rực rỡ của những thập kỷ trước khiến Kodak do dự trong việc đổi mới chính mình.

Sau khi máy ảnh kỹ thuật số trở nên phổ biến, Kodak dành tới 10 năm để tranh luận với kình địch Fujifilm về một vấn đề "vô bổ", khi cố gắng thuyết phục mọi người rằng máy ảnh phim tốt hơn máy ảnh số. Tuy nhiên, điều này là vô nghĩa khi mọi người đều nhận ra nhiếp ảnh kỹ thuật số đi trước nhiếp ảnh phim truyền thống. Nó cũng rẻ hơn và chất lượng hình ảnh tốt hơn.

Hệ quả cho những bước đi sai lầm trong đổi mới sáng tạo là việc kết quả tài chính đi xuống không phanh của Kodak và phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2012.

Cho đến thất bại vì đổi mới sáng tạo nửa vời

Không chỉ bị tụt lại trong giai đoạn máy ảnh kỹ thuật số, Kodak còn phạm sai lầm trong giai đoạn tiếp theo với sự bùng nổ của smartphone và mạng xã hội. Đầu thế kỉ 21, khi doanh số điện thoại camera đã vượt qua máy ảnh kỹ thuật số, và thay vì in ảnh như trước kia, giờ đây mọi người lưu trữ chúng trên các thiết bị kỹ thuật số hoặc thậm chí chia sẻ trên các nền tảng xã hội trực tuyến.

Thời điểm đó, Kodak đã tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo khi mua lại một trang chia sẻ ảnh trực tuyến có tên Ofoto vào năm 2001. Tuy nhiên, thay vì tiên phong cho xu hướng mạng xã hội hiện nay - nơi mọi người có thể chia sẻ hình ảnh, cập nhật trạng thái cá nhân và thông tin liên tục thì Kodak chỉ sử dụng Ofoto để thu hút khách hàng in ảnh kỹ thuật số. Cuối cùng, trang web được bán lại cho Shutoston như một phần trong kế hoạch phá sản của họ với giá chưa đến 25 triệu USD vào tháng 4/2012. Cùng tháng đó, Facebook đã chi 1 tỉ USD để mua lại Instagram, công ty do 13 nhân viên Systrom đồng sáng lập 18 tháng trước đó.

Hệ quả cho những bước đi sai lầm trong đổi mới sáng tạo là việc kết quả tài chính của Kodak đến ngày 31/12/1997 cho thấy doanh thu của công ty giảm từ 15,97 tỷ USD một năm trước đó xuống còn 14,36 tỷ USD. Thị phần của hãng cũng giảm từ 80,1% xuống còn 74,7% tại Hoa Kỳ. Đến năm 2004, Kodak tuyên bố dừng bán máy ảnh phim truyền thống. Quyết định này khiến khoảng 15.000 nhân viên mất việc.

Trước năm 2011, Kodak trượt khỏi danh sách S&P 500 – 500 công ty lớn nhất Mỹ dựa trên hoạt động của cổ phiếu. Tháng 9/2011, giá cổ phiếu công ty chạm đáy, chỉ 0,54 USD/cổ phiếu. Thất bại trong lần hai thử sức với lĩnh vực máy ảnh kỹ thuật số, ngày 19/1/2012, Kodak đệ đơn xin bảo hộ phá sản và bắt đầu quá trình tái cấu trúc. Đây là thời điểm Kodak chấm dứt thương hiệu máy ảnh phim Kodak và bắt đầu chuyển sang nhiều lĩnh vực mới.

Khi Kodak "tỉnh ngộ" và bắt đầu sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, tất cả đã quá trễ. Nhiều công ty thành danh và Kodak không thể theo kịp với họ. Việc chậm trễ trong chuyển đổi sang máy ảnh kỹ thuật số và phương thức lưu trữ hình ảnh cũng như sự phát triển quá mạnh mẽ của điện thoại thông minh đã làm cho họ từ một vị vua của ngành nhiếp ảnh trở thành một công ty với những mảng kinh doanh không thực sự liên quan đến những gì đã làm nên thương hiệu của mình.

Theo ông Mã Thanh Danh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KIDO, bài học của Kodak cũng cho thấy một trong số những rào cản của các doanh nghiệp lớn truyền thống khi đổi mới sáng tạo, trong bối cảnh đã quá quen với cách làm truyền thống. Chưa kể, để đảm bảo áp lực từ phía cổ đông, áp lực tài chính, các tập đoàn, công ty thường sẽ cải thiện sản phẩm cũ, để có thể đảm bảo duy trì doanh thu. Để rồi một ngày, sẽ có một startup nào giống như "cơn sóng thần" đẩy thị trường sang hướng khác và khiến cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn lao đao.

"Như với trường hợp Kodak, họ vẫn giữ mảng kinh doanh máy ảnh phim truyền thông và mang lại nguồn doanh thu chính, thay vì chuyển sang hướng kinh doanh máy ảnh kỹ thuật số, mặc dù là nơi tạo ra công nghệ mới này. Cuối cùng, khi bùng nổ smartphone, Kodak đã gặp lao đao", Ông Danh bày tỏ.

Vì vậy, ông Danh cho rằng, thách thức của doanh nghiệp hiện nay là phải nhìn bằng 2 con mắt, một con mắt truyền thống, một con mắt đổi mới sáng tạo để đi kịp với chu kỳ phát triển của kỹ thuật, chu kỳ phát triển của khách hàng.

Về lời khuyên cho các doanh nghiệp khi triển khai chương trình đổi mới sáng tạo hay ứng dụng công nghệ, theo ông Danh, không ai có thể chống được sự thay đổi. Hiện nay, sự thay đổi càng diễn ra nhanh chóng hơn nên không doanh nghiệp nào có thể tăng trưởng mà không đổi mới sáng tạo. Trong đó, doanh nghiệp công nghệ vẫn là những người hiểu rõ nhất điều này, khi không ít các tập đoàn lớn từng từ chối mua lại những startup mới thành lập, để rồi lại bị chính những công ty này qua mặt. Hiện nay, các công ty công nghệ thường lập ra các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ sáng tạo… để khi thấy bất kì startup nào tiềm năng thì sẽ mua lại./.

Xem nhiều

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm