Thị trường hàng hóa
Đó là những khoản phí mà các tổ chức cung ứng, hay doanh nghiệp logistics chi cho các hoạt động chuyển đưa, cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cuối cùng. Trước đây, trong ngành kinh tế cung ứng, chi phí này gọi là chi phí lưu thông - các khoản chi phí về vận tải, dịch vụ bảo quản, giao nhận, chi phí quản lý hành chính, chi phí hao hụt (hao hụt tự nhiên, hao hụt định mức, hao hụt trên định mức)… và nay gọi là chi phí logistics.
Giảm chi phí trong logistics là ưu tiên số một trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố bất ngờ có thể làm tăng chi phí trong hoạt động logistics vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và giảm chi phí.
Để tối ưu chi phí trong logistics, bên cạnh việc xem xét giảm chi phí, doanh nghiệp cần tăng hiệu suất để giao hàng kịp thời và đáp ứng trải nghiệm của khách hàng. Do đó, tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
Với tự động hóa, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng, tăng lượt đăng ký trực tuyến và tiết kiệm chi phí lao động. Đây cũng là giải pháp để theo dõi lô hàng trong cả hành trình. Từ đó, các công ty có thể biết tình trạng hàng hóa trong thời gian thực từ lúc xuất kho tới khi đến khách hàng.
Gần đây, có một số nền tảng công nghệ cho phép các doanh nghiệp mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng. Điển hình như Microsoft Azure, Oracle, Transporeon và Ramco là một số giải pháp đám mây giúp tăng ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp logistics.
Những nền tảng này cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho doanh nghiệp giao nhận vận tải bao gồm: quản lý vận tải, quản lý trung tâm, hợp đồng và lập hóa đơn. Đầu tư vào công nghệ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình kinh doanh và tiết kiệm chi phí lao động khi công nghệ có thể thay thế con người trong quy trình sản xuất.
Hiện nay, 95% các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang hoạt động đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistic với nhau. Do đó, ngoài những nỗ lực đầu tư chuyển đổi số thì nên cùng nhau bắt tay hợp tác cùng phát triển.
Hợp tác trong logistics có nghĩa là các đối thủ cạnh tranh cùng làm việc để phục vụ một khách hàng chung. Hợp tác trong logistics mang đến giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp giảm chi phí bằng cách chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn. Đồng thời, việc hợp nhất các luồng hàng hóa, chia sẻ phương tiện vận tải, năng lực mạng lưới và cơ sở hạ tầng logistics cũng giúp tiết kiệm chi phí.
Việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp. Đồng thời hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường.
Dựa trên khách hàng là chìa khóa thành công trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là B2B (mô hình kinh doanh doanh nghiệp với doanh nghiệp). Để có được hợp đồng chất lượng và số lượng khách hàng tăng lên đòi hỏi phải có chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Bằng cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể duy trì tốc độ kinh doanh và giảm chi phí logistics. Xây dựng hình ảnh uy tín với các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh và cải thiện doanh thu.
Tối ưu hóa quản lý để giảm chi phí kinh doanh là yếu tố quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, các doanh nghiệp cũng cần cân bằng giữa giảm chi phí và chất lượng dịch vụ để khách hàng có trải nghiệm tốt.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm