Thị trường hàng hóa
Thế kỷ 21 được gọi là “kỷ nguyên” của Công nghệ sinh học bởi cuộc sống của con người ngày càng thiếu an toàn, dịch bệnh gia tăng, biến đổi khí hậu phức tạp, tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng trầm trọng. Thống kê từ Global Market Insights cho thấy trong giai đoạn từ nay đến 2025, ngành công nghệ sinh học trên thế giới được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khá cao, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự báo mức tăng trưởng của khu vực này đạt 9%. Chủ yếu tập trung ứng dụng vào 3 lĩnh vực chính giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người là nông nghiệp, dược học và y học.
Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay đến 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Hiện tại có hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học. Do đó, thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học được nhận định là có tiềm năng phát triển rất lớn cả trong nước và quốc tế.
Ngành Công nghệ sinh học hiện nay được ứng dụng cho rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực nên cơ hội việc làm ngành này là rất lớn. Đặc biệt ở thế kỷ 21, khi mà Công nghệ sinh học đang rất phát triển và được tập trung đẩy mạnh phát triển.
Việc ứng dụng Công nghệ sinh học vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe để chẩn đoán và điều trị các loại bệnh nguy hiểm, bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc, sản xuất vắc-xin, dược phẩm... rất cần thiết. Đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra thì ngành Công nghệ sinh học càng được chú trọng.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Công nghệ sinh học nông, y, dược có thể ứng tuyển vào các vị trí trong lĩnh vực Công nghệ sinh học như:
+ Nghiên cứu viên về sinh học thực nghiệm, di truyền học, vi sinh vật học, y sinh, dược học ở các viện, trung tâm nghiên cứu của các bộ, ban, ngành, các trường đại học.
+ Nhân viên phòng phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học như các công ty sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm công nghệ sinh học…
+ Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng và phòng khám tư nhân.
+ Kỹ thuật viên tại các phòng thí nghiệm phân tích, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng của các trung tâm kiểm nghiệm, công ty sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng, công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, các trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống tư nhân…
+ Chuyên viên tại các cơ quan quản lý liên quan đến công nghệ sinh học thuộc các bộ, ban, ngành; các tổ chức phi chính phủ.
Có thể thấy trong những năm xét tuyển gần đây, ngành Công nghệ sinh học được rất nhiều thí sinh quan tâm. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng. Ngành còn có mức lương khá “hấp dẫn” so với các chuyên ngành cùng khối ngành. Mức lương của ngành tùy thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn. Mức lương ngành công nghệ sinh học cho người mới tốt nghiệp trung bình khoảng 8 triệu VNĐ.
Đối với các bạn trở thành nghiên cứu viên hoặc chuyên viên làm việc tại Viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước, mức lương sẽ được tính theo hệ số cơ bản.
Còn trong cơ quan hoặc các khối công ty kinh doanh nhà nước và tư nhân liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thì mức lương đề xuất cho các vị trí như nhân viên kinh doanh, quản đốc sản xuất, giám đốc chất lượng sẽ cao hơn so với các việc làm của khối ngành nghiên cứu. Mức lương trung bình được thống kê vào khoảng hơn 10 triệu vnđ/ tháng.
Như vậy, có thể thấy, lựa chọn học ngành Công nghệ thực phẩm bạn có thể phát triển sự nghiệp, nhận được mức lương hấp dẫn để đảm bảo cuộc sống của bản thân.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm