Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:22 27/04/2023

Trừu tượng ý niệm & biểu hiện: Trần Đán & Trần Hải Minh

Triển lãm Trừu tượng ý niệm & biểu hiện: Trần Đán & Trần Hải Minh bộc lộ hai tâm thái, hai phong cách, hai cảm hứng từ hai hoạ sĩ, một từ Mỹ và một từ Việt Nam.

Hoạ sĩ Trần Đán, qua những phối hình tối giản, hình học, chứa nhiều ý niệm, khơi dậy thế giới đầy đối nghịch và phù du của chúng ta dưới những thể hiện vật chất, cảm xúc hoặc ý tưởng, trong khi hoạ sĩ Trần Hải Minh phô diễn sức mạnh thị giác của cảm xúc qua những bức tranh khổ lớn tràn đầy năng lượng của màu sắc và bút lực.

Triển lãm Trừu tượng ý niệm & biểu hiện: Trần Đán & Trần Hải Minh bộc lộ hai tâm thái, hai phong cách, hai cảm hứng từ hai hoạ sĩ, một từ Mỹ và một từ Việt Nam

Người tiên phong đưa hội hoạ trừu tượng biểu hiện về nước

Gần nửa đời đam mê, dày công học tập và sáng tạo nghệ thuật theo con đường độc đạo, họa sĩ Trần Hải Minh đã ghi đậm dấu ấn trong làng mỹ thuật Việt Nam với phong cách hội họa trừu tượng biểu hiện. Bên cạnh “gia tài” hội họa ví như những tác phẩm “thăng hoa trong im lặng”, ông được ghi nhận là người tiên phong đưa trường phái trừu tượng biểu hiện về nước và lan tỏa nó đến với những người yêu hội họa.

Sinh ra và lớn lên tại Hà Thành, họa sĩ Trần Hải Minh sớm có niềm đam mê hội họa. Từ năm 15 tuổi, ông đã theo học hệ trung cấp 5 năm (1977 – 1982) tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1985, sau 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Bộ Tư lệnh Pháo binh QĐND Việt Nam, ông trở lại học tập tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và may mắn được nhận học bổng tại Đức. Ông được Trường Đại học Mỹ thuật chuyển qua Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội để học tiếng Đức trong thời gian một năm, chuẩn bị hành trang cho việc du học.

Tranh của hoạ sĩ Trần Hải Minh

Năm 1987, với thành tích học tập nổi trội, ông chính thức nhận học bổng du học tại Đức. Cơ duyên khi đến Berlin du học, Trần Hải Minh có dịp chiêm ngưỡng triển lãm tranh nghệ thuật với sự góp mặt của các họa sĩ tên tuổi người nước ngoài như: Emil Schmacher, Sigmar Polke, Ansem Kiefer, Wilhem Nay ... Từ lần xem triển lãm này, ông bị hấp dẫn bởi những trào lưu hội họa ấn tượng và mới mẻ. Được các thầy cho phép tự chọn phong cách, ông cũng thông qua việc tìm hiểu sơ bộ từ các nguồn sách hiếm trong thư viện mà quyết định theo đuổi trường phái trừu tượng biểu hiện.

Những năm tháng miệt mài lĩnh hội tri thức ở trời Âu, được học tập và nghiên cứu phong cách trừu tượng biểu hiện với những bậc thầy của hội họa thế giới, chàng sinh viên Hà Thành càng đam mê và hăng say hơn với con đường nghệ thuật của riêng mình. Sau khi tốt nghiệp khoa hội họa Trường Đại học Nghệ thuật Berlin (năm 1993), ông tiếp tục ở lại Đức làm việc để nâng cao tay nghề.

Xuyên suốt chặng đường “cầm cọ”, hoạ sĩ Trần Hải Minh luôn vững tin và say mê tìm tòi, sáng tạo theo con đường độc đạo, mang đậm dấu ấn cá nhân

Trở về nước (năm 1997) sau hành trình gần 11 năm sống, học tập và sáng tác mỹ thuật tại thủ đô Berlin, họa sĩ Trần Hải Minh chọn an cư lập nghiệp tại TP. HCM. Cũng từ đây, ông trở thành người  “tiên phong” đưa phong cách hội họa trừu tượng biểu hiện về Việt Nam; chuyên tâm vẽ và liên tục triển khai các hoạt động triển lãm để quảng bá phong cách này đến gần hơn với công chúng yêu hội họa.

Cho rằng, mỗi thể loại tranh đều có công chúng của riêng mình và người làm nghệ thuật chân chính không phải là chạy theo xu hướng số đông mà là phải tạo cho mình sự độc đáo khác biệt. Vì thế, xuyên suốt chặng đường “cầm cọ”, ông luôn vững tin và say mê tìm tòi, sáng tạo theo con đường độc đạo, mang đậm dấu ấn cá nhân. 

Người họa sĩ gốc Hà Thành từng nói: "Sáng tạo … đó là chứng chỉ duy nhất của tài năng!” cũng từng khẳng định: “Đừng vẽ giống bất kỳ ai trên thế giới và không lặp lại chính mình”.

Sự chồng chập của những đối nghịch

Trong loạt tranh này, Trần Đán muốn làm hiển lộ tính chất phổ quát nhất của các mối liên hệ trong 3 thế giới - vật chất, cảm xúc và tư tưởng. Tính chất đó, theo ông là tính bất ổn giữa các thuộc tính đối nghịch, đưa đến trạng thái chao đảo giữa cân bằng và hỗn loạn.

Tranh của Trần Đán hiển thị những vật thể ở tư thế chênh vênh, chao đảo, nhập nhằng - một hình chữ nhật nằm cheo leo trên đỉnh một hình tam giác, những hình tròn “cưỡi” hình sóng, hay trong hình chữ nhật phôi thai hình tam giác và hình tròn.

Sự hòa hợp giữa 6 hình tròn trên chóp hình tam giác, tranh của hoạ sĩ Trần Đán

Ứng dụng vào thế giới cảm xúc, có thể liên tưởng các hình kỷ hà như biểu tượng của các cảm xúc khác nhau. Ví dụ hình chữ nhật biểu tượng cho nỗi buồn và hình tam giác cho cảm xúc đối nghịch là niềm hân hoan. Có phải tất cả chúng ta đều đã có lúc cảm thấy vui buồn lẫn lộn? Hay yêu ghét lẫn lộn? Hay hi vọng và tuyệt vọng đan xen?

Những hiện tượng đó cũng xuất hiện trong thế giới tư tưởng. Phải chăng những tư tưởng sáng tạo đồng thời hàm chứa yếu tố nhân bản lẫn hủy diệt? Ví dụ phát hiện của bà Marie Curie về phóng xạ vừa mang yếu tố nhân bản trong xạ trị các bệnh ung thư đồng thời mang yếu tố hủy diệt của bom nguyên tử sau này?  Về mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, nghệ thuật, cũng thế, trong các thời kỳ quá độ các tư tưởng ở trạng thái chồng chập nhau, chênh vênh giữa cân bằng và hỗn loạn.

Bí ẩn của sự sống chung giữa các hình tròn và hình sóng, tranh của hoạ sĩ Trần Đán

Tranh của Trần Đán khơi dậy cái thế giới bất định, bất ổn, chồng chập đó nhưng cũng phản ảnh hy vọng con người tìm được sự cần bằng để tồn tại.

Hoạ sĩ Trần Đán sinh 1953 tại Sài Gòn. Ông đi du học Mỹ vào năm 1970, đại học Minnesota. Trải qua nhiều vị trí công tác, từ năm 2010 đến nay, ông dành thời gian cho các sáng tác hội họa và nhiếp ảnh. Ông đã có các triển lãm ở các gallery tại Mỹ và Đức. Năm 2013, Trần Đán có triển lãm tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam. Năm 2019, ông là tác giả cuốn sách “Vòng luân hồi của cái Đẹp” gồm 10 tiểu luận về nghệ thuật đương đại, do nhà xuất bản Thế Giới xuất bản.

Triển lãm Trừu tượng ý niệm & biểu hiện: Trần Đán & Trần Hải Minh khai mạc ngày 23.4 tại TTTM Mipec Long Biên (Hà Nội). Trong khuôn khổ triển lãm diễn ra cuộc toạ đàm về nghệ thuật vào chiều 25.4. Buổi giới thiệu sách “Vòng luân hồi của cái Đẹp”  của hoạ sĩ Trần Đán diễn ra vào sáng 29.4. Triển lãm kết thúc ngày 5.5. 2023.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm