Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:53 25/06/2022

Thời cơ để doanh nghiệp giấy bứt phá trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ cho mọi ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành chế biến, chế tạo, trong đó có ngành giấy.

Bên cạnh việc tối ưu hoá quá trình sản xuất, công nghệ giúp doanh nghiệp (DN) giảm chi phí, đồng thời tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cơ hội và thách thức thời công nghệ 4.0 đối với các DN sản xuất

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo, việc thực hiện cách mạng công nghệ 4.0 trên khắp trên các ngành và xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 3.750 nghìn tỷ đồng trong 20 năm tới và tăng trưởng thêm 1,3% mỗi năm. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, công nghệ cũng mở ra cơ hội để DN nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, tối ưu hóa nguồn lực, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu.

cogntygiay271-w600-h430.jpg

Nhờ công nghệ, DN có thể tăng khả năng cạnh tranh và sản xuất kinh doanh hiệu quả, an toàn với môi trường

Tuy nhiên, theo khảo sát của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Bộ KHCN), chỉ có 23% số các DN được điều tra có hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ. Thực trạng này cũng là vướng mắc chung của ngành giấy. Công nghệ sản xuất của hầu hết các DN giấy Việt Nam ở mức trung bình và lạc hậu, máy móc, thiết bị đã hết khấu hao. Thậm chí, rất nhiều nhà máy không đủ năng lực xử lý nước thải.

cogntygiay271-w600-h430.jpg

Số DN đầu tư công nghệ hiện đại, quy trình xử lý thải đảm bảo, rất ít

Những hạn chế này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển riêng của DN giấy mà còn giảm sức cạnh tranh của ngành giấy trong nước. Tuy nhiên, thực tế này cũng đặt ngành giấy vào giai đoạn “thanh lọc” theo hướng quy mô và hiện đại hơn. Theo đó, những DN lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ tiếp tục giữ vai trò đầu tàu, thúc đẩy ngành giấy phát triển.

Vai trò của các DN lớn trong việc ứng dụng công nghệ sản xuất giấy

Thực tế, so với các DN trong nước, DN FDI có nhiều lợi thế để đầu tư công nghệ hơn nhờ tiềm lực tài chính mạnh. Trong đó, Nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang đã chi đến 650 triệu USD đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại, cho phép sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất bột giấy tại Lee & Man sử dụng công nghệ xử lý giấy phế liệu tiên tiến của Mỹ với thiết bị được KBC – công ty cung cấp thiết bị sản xuất bột giấy tốt nhất thế giới cung cấp. Mặt khác, quy trình đóng gói sản phẩm cũng như hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động đã giúp nhà máy hạn chế những sai sót trong kỹ thuật.

cogntygiay271-w600-h430.jpg

Lee & Man sử dụng hơn 95% nguồn nguyên liệu là giấy tái chế, góp phần giúp Việt Nam giảm khai thác hơn 24 triệu cây xanh

Ông Hoàng Trung Sơn – Phó Chủ tịch Hiệp hội giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết, so với ngay các nước trong khu vực, sức cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam vẫn khá kém vì những vướng mắc trong công nghệ, hầu hết các giai đoạn đều được thực hiện thủ công, dẫn đến năng suất lao động thường không cao. Tuy nhiên, tín hiệu khả quan là hiện tại đã bắt đầu có những DN giấy trong nước nỗ lực ứng dụng công nghệ để phát triển sản xuất. Điển hình như công ty CP Giấy Sài Gòn đã triển khai ứng dụng nền tảng công nghệ tự động hóa, tiết kiệm năng lượng và nguyên nhiên liệu; đồng thời xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho toàn nhà máy giúp tái sử dụng đến 90% lượng nước thải từ sản xuất. Đây là 1 trong số ít DN “quốc nội” đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng hiện đại hoá.

cogntygiay271-w600-h430.jpg

Sự tiên phong ứng dụng công nghệ của Lee & Man còn góp phần tạo ra tác động lan tỏa công nghệ, khuyến khích các DN Việt đầu tư đổi mới sản xuất

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ trong mọi quy trình sản xuất còn có ý nghĩa trong việc giảm thiểu tác động môi trường. Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững năm 2019, ông Patrick Chung - TGĐ Lee & Man Việt Nam cho biết: “Đến nay, chúng tôi đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho hoạt động xử lý tiếng ồn, mùi và đảm bảo chất lượng nước thải hợp quy định, với mong muốn đầu tư sản xuất an toàn môi trường hơn là lợi ích kinh doanh”.

Có thể nói, sự tiên phong ứng dụng công nghệ của một DN FDI như Lee & Man sẽ tiếp tục góp phần đáp ứng các tiêu chí phát triển ngành giấy theo hướng hiện đại hoá, góp phần giải quyết nhu cầu thị trường tăng cao đối với sản phẩm giấy, nhất là giấy bao bì cao cấp.

Xem nhiều

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm