Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 17/08/2022

Lý giải sự phát triển thần kỳ đưa Singapore trở thành “con rồng châu Á”

Daniel Pham

Co-founder & CEO Vietnam Outsourcing

Với diện tích hơn 728 km2, không có tài nguyên thiên nhiên... nhưng Singapore lại được quốc tế biết đến như một quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất châu Á. Câu chuyện "lột xác" của Singapore luôn được xem như một kinh nghiệm điển hình về sự phát triển thành công của một quốc gia trong nhiều thế kỷ.

Singapore là một quốc đảo nhỏ, nằm ở khu vực Đông Nam Á, giữa Malaysia và Indonesia với dân số vào khoảng 5,5 triệu người, sinh sống trên diện tích hơn 700km2. Singapore hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong nước. 

Dân số Singapore vào năm 1960 có chưa đầy 2 triệu người. Ban đầu, vì có quá nhiều người nghèo nên Singapore có nhiều khu ổ chuột nhất thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2021, GDP của Singapore đạt 364 tỷ USD. Năm 1960, thu nhập bình quân đầu người là 427 đô la Singapore/năm, song con số đạt là 76.863 đô la vào năm 2017, nhiều hơn cả Đức, Pháp và thậm chí là Nhật Bản.

Singapore hiện được mệnh danh là "con rồng châu Á". (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Từ một quốc gia bắt đầu từ số 0, Đảo quốc Sư tử đã trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Lý do chắc chắn không xuất phát từ yếu tố tự nhiên khi Singapore không có rừng vàng, khoáng sản, đất phì nhiêu, hệ thống cảnh quan đa dạng. Có chăng là Đảo quốc sư tử đi theo những chiến lược, quyết sách hợp lý và hiệu quả trong đó có vấn đề về giáo dục. 

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cho rằng, nguyên nhân một quốc gia giàu có thịnh vượng hay nghèo đói khốn cùng không nằm ở điều kiện tự nhiên, cũng không nằm ở việc quốc gia đó theo Tin Lành hay Khổng Giáo, mà tất cả chỉ nằm ở 2 chữ: Con người. Với quan điểm quán triệt từ nhà lãnh đạo kiệt xuất đặt con người làm trung tâm, giáo dục đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia để đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt, chất lượng cao cho đất nước. 

Tại Singapore, hầu hết người dân đều rất thoải mái với vấn đề nói ra điểm yếu của chính mình. Đây là một yếu tố rất là quan trọng trong cách sống, cách lãnh đạo của người Singapore. 

Khi người Singapore gặp phải vấn đề cần sự giúp đỡ, họ rất thẳng đặt vấn đề với người đối diện dù là bạn bè hay đồng nghiệp, đối tác để nhận được sự hỗ trợ. Người Singapore sẵn sàng học hỏi những gì mình không biết và họ không xấu hổ về vấn đề đó.

Ngược lại, khi làm việc người Singapore luôn mang một tinh thần phụng sự, mang lại giá trị cho khách hàng trước. Yếu tố tiên quyết này tạo nên tinh thần làm việc đồng đội của người Singapore vô cùng hiệu quả để 1+1=11 hoặc thậm chí 1+1=111. 

Yếu tố thứ hai khiến Singapore có sự phát triển thần kỳ là do đất nước này luôn biết biến bất lợi trở thành lợi thế đặc biệt. Singapore là nước hoàn toàn không có dầu mỏ nhưng hiện nay nước này đang là quốc gia lọc hoá dầu số 1 thế giới; từ quốc gia không có nước ngọt, phải nhập khẩu từ Malaysia nhưng công nghệ lọc nước của Singapore cũng đang đứng hàng đầu thế giới… Nghĩa là tất cả những gì là hạn chế, quốc gia này luôn có cách để khiến nó phát triển trở thành lợi thế riêng. 

Chính bởi những khó khăn, trên bình diện quốc gia, con người Singapore luôn ý thức được rằng họ là một quốc gia bé nhỏ và mỏng manh. Do vậy, Singapore luôn tập trung phát triển nguồn lực duy nhất mà họ có là con người, đề cao tầm quan trọng sự đổi mới và sáng tạo. Không những đổi mới sáng tạo những nguồn lực nội quốc mà họ luôn nghĩ cách phát huy và thu hút nguồn lực từ bên ngoài. 

Ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên của Singapore. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Hơn nữa, Singapore có một yếu tố lãnh đạo vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là sự lãnh đạo tài tình của vị lãnh tụ Singapore Lý Quang Diệu. Từ những năm 1980, Chính phủ Singapore đã điều hành đất nước như một doanh nghiệp. Những từ khóa hiện nay cấp doanh nghiệp đang sử dụng và nhắc đến đã được ông Lý Quang Diệu đề cập tới người dân Singapore từ những năm 70-80. 

Cái hay của Thủ tướng đầu tiên của Singapore là truyền đạt lại tất cả thông điệp bằng ngôn ngữ rất dễ hiểu để phù hợp với tất cả tầng lớp nhân dân. Những từ khoá mà ông nhắc đến bao gồm sự tự chủ, tầm quan trọng của giáo dục, tinh thần làm việc đội nhóm (teamwork), ý thức về chất lượng, sự quan trọng của hiệu suất hay sự công bằng, liêm chính trong công tác quản trị và điều hành. 

Đây là những từ khóa hiện người dân Singapore vẫn đang dùng và đưa vào quản trị doanh nghiệp bằng một sự kiên định đáng ngưỡng mộ. Đến thời điểm hiện tại, những từ khóa này vẫn mang tính chất thời sự. Tuy nhiên, bên cạnh việc áp dụng những từ khóa này như một định lý, người dân Singapore vẫn có sự cải tiến và linh hoạt để phù hợp với từng thời điểm. 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm