Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:06 25/07/2022

Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ hiệu quả dành cho người mới bắt đầu

Xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ là phương thức tất yếu nếu muốn kinh doanh bán lẻ thành công. Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng cửa hàng sẽ gây nên nhiều khó khăn cho người quản lý.

Hầu hết các nhà đầu tư cửa hàng bán lẻ thường kinh doanh khá hiệu quả ở cửa hàng đầu tiên, từ tạp hóa, thời trang, dược phẩm đến café, ăn uống... đều kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, khi bắt tay vào mở cửa hàng thứ 2 trở đi thì doanh số bán hàng không được hiệu quả như cửa hàng đầu tiên.

Theo số liệu thống kê, 90% số điểm bán lẻ tại Việt Nam là các cửa hàng của hộ gia đình và được mở la liệt khắp nơi, hầu hết là tự phát, thiếu chiến lược, kế hoạch bài bản ngay từ đầu nên dễ rơi vào hoàn cảnh "càng lớn – càng khổ", khi cửa hàng càng phát triển – các chủ cửa hàng càng mất sự kiểm soát cũng là điều dễ hiểu. 

Sau đây là 4 kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ hiệu quả dành cho người mới bắt đầu:

Quản trị tài chính

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong kinh doanh chính là quản trị tài chính. Bởi lẽ, đây chính là mấu chốt để quyết định mang tính "sống còn" của doanh nghiệp bạn. Như ông John Rampton - một cây bút của Forbes đã chia sẻ thất bại của mình khi vấn đề thanh toán không nằm trong dự đoán, ông chia sẻ: "Khi tôi đưa công ty thứ hai của mình, vào hoạt động, tôi đã nghĩ rằng sẽ có khoảng một triệu khách hàng sẵn sàng trả 10 đô la một tháng. Tôi đã lầm. Chỉ có 90 người trả 10 đô hằng tháng. 80.000 khách hàng trong số còn lại không trả tiền". Nếu bạn là ông, hơn lúc nào hết đây chính là lúc quyết định để doanh nghiệp của bạn vượt qua khó khăn này.

Quản trị tài chính là một trong những yêu cầu không thể thiếu nếu muốn thành công dù là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ hay doanh nghiệp quy mô lớn. Tài chính có thể nằm dưới dạng tiền, vật tư, nguyên liệu, tài sản phát sinh lúc hình thành nguồn vốn hoặc trong quá trình hoạt động như các khoản phải thu, phải trả.

Quản trị tốt tài chính giúp các các nhà bán lẻ đánh giá tình hình kinh doanh của cửa hàng, chủ động trong công tác xuất, nhập kho, cắt giảm chi phí, quyết định giá sản phẩm, mức lương của nhân viên, tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh…Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra những phân tích, nhận định và thay đổi kế hoạch kinh doanh kịp thời phù hợp với từng thời điểm.

Quản trị nguồn nhân lực

Một trong những khó khăn lớn để quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ hiệu quả là quản lý nhân sự. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay không chú trọng đến công tác đào tạo, các cửa hàng bán lẻ cũng không phải ngoại lệ. Nhân sự trong ngành bán lẻ thường không có tính gắn kết cao, vì họ chỉ xem đây là công việc tạm thời và sẵn sàng ra đi khi có cơ hội đến. Bởi vậy, xây dựng văn hóa cửa hàng chính là cách tốt nhất để gắn kết nhân viên.

Starbucks gọi nhân viên của mình là đối tác, họ dành ra ít nhất 20 tiếng đào tạo cho mỗi nhân viên bán lẻ. Họ trợ cấp 75% chi phí y tế, mỗi nhân viên chỉ phải trả 25% bao gồm cả nhân viên bán thời gian. Ngoài ra tất cả nhân viên đều được quyền mua cổ phiếu với mệnh giá tốt nhất.

“Nếu bạn đối xử với nhân viên của mình như các bánh răng có thể thay thế được trong một cỗ máy, họ sẽ nhìn bạn với thái độ y như thế” - Howard viết trong cuốn Onward.

Rốt cuộc bạn không thể phát triển và giành được trái tim khách hàng nếu không có sự cống hiến hết mình của các nhân viên công ty. Trong kinh doanh, niềm đam mê xuất phát từ tinh thần người chủ, niềm tin và lòng trung thành của nhân sự được xây dựng trên chính sách và văn hóa của công ty. Nếu ta xem nhẹ điều này, các nhân viên sẽ coi việc họ làm như bất kỳ công việc nào khác.

Quản lý khách hàng

Trong kinh doanh bán lẻ quản lý chuỗi cửa hàng, ít người quan tâm đến việc quản lý dữ liệu khách hàng hay các chương trình chăm sóc và tri ân khách hàng – một phần vì thói quen cố hữu từ xưa, phần khác là do các nhà bán lẻ không biết thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng như thế nào cho hợp lý và dễ dàng. 

Hầu hết các nhà bán lẻ đều cho rằng "khách hàng là thượng đế". Song thượng đế vào cửa hàng của chúng ta rồi về như thế nào, họ hành xử ra sao khi lựa chọn hàng hóa, yếu tố nào quyết định họ lựa chọn cửa hàng của chúng ta chứ không phải cửa hàng bên cạnh thì hầu như các quản lý không nắm rõ hoặc chỉ là phán đoán cá nhân.

Quản lý dữ liệu khách hàng là phần quan trọng không thể thiếu để hình thành nguồn khách hàng thân thiết cho chuỗi cửa hàng. Ngoài ra, khi có dữ liệu khách hàng sẽ giúp bạn phân tích đúng nhu cầu, tâm lý của người tiêu dùng. Chính vì vậy khâu chăm sóc khách hàng sau bán hàng rất quan trọng: kiểm soát doanh số từng khách hàng, thông tin, tình trạng của từng khách hàng. Từ đó có thể đưa ra được các chiến lược doanh hợp lý, phù hợp cho chuỗi cửa hàng nhất.

Quản lý và kiểm soát hàng hóa

Luân chuyển hàng hoá giữa các địa điểm và kiểm tra hàng hoá giữa các địa điểm là khâu tốn kém và mất nhiều thời gian nhất, dễ xảy ra sai sót nhất trong vận hành chuỗi cửa hàng bán lẻ.

Nếu không kiểm soát hàng hóa hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và chất lượng phục vụ khách hàng. Hiện tại, các phần mềm quản lý bán hàng đã cập nhật các tính năng để kiểm soát hàng hóa rất tối ưu. Vì thế, sử dụng phần mềm sẽ giúp việc kiểm soát cửa hàng diễn ra nhanh chóng, ít phức tạp, rắc rối hơn.

Việc quản lý một chuỗi cửa hàng bán lẻ chắc chắn sẽ phức tạp và phát sinh nhiều vấn đề hơn rất nhiều so với việc quản lý một cửa hàng. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn quản lý chuỗi cửa hàng của mình đạt hiệu quả tốt nhất! 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm