Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:21 19/07/2022

Bài 1: Vì sao nhiều cửa hàng bán lẻ chuyên dụng chết yểu?

Thị trường bán lẻ chuyên dụng ngày càng cạnh tranh khốc liệt khi có nhiều tên tuổi mới tham gia cũng như nhiều thương hiệu cũ phải tái cơ cấu.

Thị trường bán lẻ chuyên dụng ngày càng cạnh tranh khốc liệt khi có nhiều tên tuổi mới tham gia cũng như nhiều thương hiệu cũ phải tái cơ cấu.

Liên tục mở nhanh hệ thống cửa hàng bán lẻ chuyên dụng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, song trong những ngày vừa qua Bách Hóa Xanh đã phải đóng cửa hàng loạt để tái cơ cấu lại hệ thống kinh doanh. Cụ thể tính đến ngày 13/7, chuỗi bán lẻ này chỉ còn 1.824 cửa hàng hoạt động, giảm 316 cửa hàng so với hồi tháng 4/2022 (thời điểm tháng 4/2022 hệ thống này có 2.140 điểm bán).

Nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh đóng cửa để nâng cấp (Ảnh minh họa)

Chưa tới mức phải đóng cửa song chuỗi cửa hàng thực phẩm San Hà Foodstore của Công ty TNHH San Hà lại đang bế tắc vì vắng khách. Bà Phạm Thị Ngọc Hà - Tổng Giám đốc Công ty TNHH San Hà cho hay, hiện nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi đang bị thua lỗ do vắng khách. "Hiện nay, San Hà với 50 cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An cũng đang trong tình trạng lỗ. Do đó, trước mắt, công ty không có kế hoạch tăng điểm bán mà tập trung xây dựng lại hệ thống chỉn chu hơn, đa tiện ích cho khách hàng"- bà Hà chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Như Sinh - Giám đốc Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình (sở hữu 9 điểm bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh), việc sở hữu chuỗi bán lẻ giúp doanh nghiệp ổn định đầu ra, duy trì lượng khách trung thành và có ưu thế nhất định so với một số doanh nghiệp chỉ thực hiện một số khâu trong chuỗi sản xuất trước biến động của thị trường. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài vừa qua Long Bình không mở điểm bán mới dù tất cả cửa hàng đều đã có lời. Suốt 2 năm qua, dù dịch bệnh, mặt bằng trống nhiều nhưng các mặt bằng tốt, gần các chợ truyền thống mà doanh nghiệp chọn vẫn giữ giá. Nếu chấp nhận chi phí thuê từ 30- 40 triệu đồng/điểm bán thì doanh nghiệp sẽ phải bù lỗ khá dài, trường hợp lượng khách không đông như dự kiến thì sẽ thất bại".

Ở phạm vi rộng hơn, sau thời gian dồn dập mở mới, một số doanh nghiệp bán lẻ lớn như Saigon Co.op, Masan, AEON… cũng dồn sức thúc đẩy, tái cơ cấu.

Đại diện AEON Việt Nam cho hay, lợi nhuận từ mô hình cửa hàng nhỏ và vừa không cao. Do đó, để đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng, ít nhất hệ thống phải đạt chuỗi 100 cửa hàng và trước khi chạm mốc 100 đó, doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ. Trong năm 2022, AEON Việt Nam cố gắng mở 20 cửa hàng MaxValue tại Hà Nội; cùng với đó, nâng cấp, đổi mới 19 cửa hàng AEON Citimart hiện có, xem xét mở mới nếu tìm được mặt bằng phù hợp.

Lý giải cho nguyên do vì sao nhiều cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ lâm vào tình trạng kinh khó khăn như hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, do họ chưa có chiến lược cụ thể trong chọn phân khúc khách hàng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, giá cả, cung cách kinh doanh... nên khó giữ chân người dùng. Người tiêu dùng chỉ mua sắm qua loa, mua tạm chứ không dùng là kênh mua sắm chính cho gia đình.

Ông Lê Hữu Tình - Một chuyên gia Marketing phân tích: Việc tái cơ cấu hệ thống bán lẻ của nhiều chuỗi cửa hàng chuyên dụng như Bách Hóa Xanh hiện nay không quá bất ngờ với thị trường bán lẻ. Khi xét dưới góc độ đầu tư trong giai đoạn đầu liên tục mở cửa hàng, tăng nhanh số lượng, địa điểm bán tương đối mà không có sự chọn lọc kỹ. Sau một thời gian đi vào hoạt động điểm bán nào không hiệu quả sẽ sẽ đóng cửa siết lại tái cơ cấu chỉ chọn những cửa hàng có hiệu quả. Còn nhìn vào thực tế thì hiện nay định vị của Bách Hóa Xanh không rõ ràng, chiến lược sản phẩm, giá cả không có sự cạnh tranh với siêu thị, chợ. Trong khi đó, nhiều điểm bán của hệ thống này lại đặt gần chợ truyền thống song giá cả, chủng loại hàng hóa thì không thể cạnh tranh được với chợ nên khó thu hút người tiêu dùng.

"Chủng loại hàng hóa và định vị phân khúc khách hàng là rất quan trọng với các cửa hàng nếu không đảm bảo được điều này các chuỗi cửa hàng sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh doanh"- ông Lê Hữu Tình nói.

Với kế hoạch mở rộng hay thu hẹp (có chủ đích) của các đơn vị bán lẻ, bức tranh bán lẻ từ nay đến cuối năm 2022 sẽ vô cùng sôi động và cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, trải qua trận đại dịch Covid-19, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, sức mua của người dân sụt giảm thì khó khăn của các nhà bán lẻ không phải là ít.

Bài 2: Chiến lược nào cho doanh nghiệp bán lẻ nội tồn tại?

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm