Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:10 25/09/2022

Thúc đẩy tăng trưởng xanh, Việt Nam đối mặt với không ít thách thức

Theo TS. Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam đối mặt với không ít thách thức.

Nhận diện cơ hội và thách thức

Sáng nay (ngày 24/9), Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững: Kết nối tầm nhìn quốc gia với hành động của địa phương và doanh nghiệp” tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội thảo được tổ chức với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp phát, Ngân hàng TMCP Quân đội.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 hướng tới khát vọng phát triển nhanh, bền vững đất nước, thời gian gần đây, hàng loạt chiến lược, chính sách trên các ngành, lĩnh vực đã được cập nhật, sửa đổi và ban hành. Trong đó, việc ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (TTX) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Chiến lược TTX) vào tháng 10/2021, ngay trước thềm Hội nghị COP 26 có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về đối nội và đối ngoại. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược TTX là góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

TS. Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chiến lược TTX được xây dựng trên 4 mục tiêu cụ thể. Ảnh: Anh Quyền

Chiến lược TTX được xây dựng trên 4 mục tiêu cụ thể: (i) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; (ii) Xanh hóa các ngành kinh tế; (iii) Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững; (iv) Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.

Theo ông Lê Việt Anh, mặc dù có quyết tâm chính trị rất lớn, nhưng Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thách thức đến từ các cú sốc từ bên ngoài, đặc biệt là những bất ổn kinh tế - địa chính trị, sự lan tràn bệnh dịch trên quy mô toàn cầu. Hệ quả của những thách thức này có khả năng dẫn đến những khủng hoảng sâu rộng về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, cũng như an ninh phi truyền thống.

Thứ hai, ở trong nước, yêu cầu về tăng trưởng kinh tế, áp lực về gia tăng và chuyển dịch cơ cấu dân số, sức ép từ mô hình sản xuất vẫn dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên… tiếp tục tạo ra những thách thức không hề nhỏ. Do vậy, Việt Nam sẽ đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong cân bằng ứng phó với các bất ổn trong ngắn hạn và đảm bảo mục tiêu về kinh tế - xã hội - môi trường trong dài hạn.

Thứ ba, thực hiện TTX đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, trong bối cảnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước của Việt Nam rất hạn hẹp, việc huy động nguồn lực ngoài nhà nước, đặc biệt từ khu vực tư nhân chưa thực sự hiệu quả do thiếu cơ chế, chính sách đồng bộ, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tài chính xanh, đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn ODA sụt giảm khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, chưa có hệ thống về tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh đồng bộ, toàn diện.

Thứ tư, trình độ khoa học, công nghệ của nước ta còn ở mức rất thấp, trong khi TTX đòi hỏi phải song hành với tốc độ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), mà cụ thể là về chuyển đổi số.

Thứ năm, quá trình chuyển đổi hướng tới TTX đưa ra yêu cầu rất cao về chuyển đổi lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực nước ta chưa theo kịp tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ và các yêu cầu của việc làm xanh.

Vượt qua các thách thức trên chính là tận dụng được cơ hội. Tuy nhiên, không chỉ dừng ở đó, việc triển khai thực hiện TTX có thêm 2 yếu tố thuận lợi căn bản sau:

(i) Cơ hội chưa từng có từ sự thay đổi sâu sắc về tư duy và nhận thức của toàn xã hội hướng đến tăng trưởng xanh, kinh tế xanh sau đại dịch Covid-19. Hơn nữa, Nghị quyết Đại hội XIII càng làm đậm nét chủ trương đẩy mạnh kinh tế xanh nhằm cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng hiệu quả, năng lực cạnh tranh và tính bền vững trong phát triển, góp phần củng cố sâu sắc sự đồng thuận xã hội về vai trò và tầm quan trọng của TTX.

(ii) Do chúng ta đã có quá trình chuẩn bị từ trước, xu hướng toàn cầu về chuyển hướng sang TTX là cơ hội lớn để Việt Nam có thể trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

Đề xuất giải pháp triển khai

Để cụ thể hóa Chiến lược TTX nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050, ngoài việc tập trung vào các giải pháp mang tính xuyên suốt từ xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; truyền thông; nâng cao nhận thức đến huy động nguồn lực tài chính… trong giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch hành động quốc gia về TTX xác định 10 chủ đề theo nhóm ngành ưu tiên để có những can thiệp chính sách mang tính hướng đích; trong đó, có: năng lượng, giao thông, công nghiệp, xây dựng, y tế, du lịch.

Giải quyết bài toán năng lượng

Theo kịch bản phát thải trong điều kiện phát triển thông thường, thì đến năm 2050, 81% lượng phát thải của Việt Nam là từ năng lượng. Do đó, ngành năng lượng sẽ là ngành có tính chất quyết định trong hiện thực hóa mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và các mục tiêu TTX.

Thực tế cho thấy, năng lượng gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy chuyển đổi xanh của nhiều ngành, lĩnh vực, chẳng hạn như phát triển cơ sở hạ tầng giao thông xanh, chuyển đổi phương tiện giao thông điện, phát triển hydro xanh và nhiên liệu sinh học hàng không, hoặc quá trình công nghiệp và xi măng không carbon... Do đó, sự phát triển của ngành năng lượng xanh sẽ không chỉ thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính nhằm đạt được các mục tiêu TTX của nội ngành, mà còn đóng vai trò là động lực, là nền tảng cho việc xanh hóa các ngành công nghiệp, giao thông, du lịch, y tế hay thúc đẩy đô thị hóa…, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Với ý nghĩa đó, chuyển đổi năng lượng sẽ là thành tố cốt lõi trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và các mô hình chuyển đổi xanh.

Đẩy mạnh áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn

Gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn. Theo đó, kinh tế tuần hoàn được xác định là một bộ phận và là một mô hình của kinh tế xanh, là phương thức để đạt được TTX, hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển bền vững. Việc chuyển đổi mô hình từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn” đã được xác định là một ưu tiên trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Kế hoạch hành động TTX đã xác định nhiều nhiệm vụ, hoạt động phải được triển khai trên cơ sở áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Chẳng hạn như áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, vận hành, quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề hay tăng cường sử dụng nguyên vật liệu tái chế trong sản xuất vật liệu xây dựng theo mô hình kinh tế tuần hoàn… Việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, dưới bình diện vi mô là một giải pháp cấp cơ sở, trong khi đó, ở phạm vi vĩ mô là một trong những hướng tiếp cận quan trọng hàng đầu hướng tới TTX và phát triển bền vững.

Tổ chức thực hiện – vai trò đầu mối của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Với 8 nhóm chủ đề tổng hợp, 10 chủ đề theo nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên, 57 nhóm nhiệm vụ lớn và 134 nhóm nhiệm vụ cụ thể, Kế hoạch hành động quốc gia về TTX đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải hết sức nỗ lực trong tổ chức triển khai.

Theo TS. Lê Việt Anh, thực tế cho thấy, mặc dù đang tồn tại một số rào cản nhất định, tiềm năng thu hút dòng vốn cho TTX, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cho Việt Nam là rất lớn. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Chính phủ, sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất những giải pháp tổng thể bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia và cam kết toàn cầu, phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước để khơi thông các nguồn lực cho TTX trong thời gian tới

Ở quy mô quốc gia, để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về TTX nhằm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan liên quan và các địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch hành động quốc gia về TTX, chỉ đạo triển khai các giải pháp mang tính liên ngành, liên vùng.

Với vai trò là cơ quan đầu mối quốc gia về TTX, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia, bên cạnh việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các nội dung liên ngành, liên vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tích cực triển khai các nhiệm vụ cụ thể sau:

(1) Chủ trì hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động TTX cấp ngành và địa phương, hướng dẫn tích hợp TTX trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành nhằm giúp các bộ, ngành, địa phương thống nhất về phương pháp luận và cách thức tiếp cận trong cụ thể hóa các mục tiêu TTX.

(2) Tiếp tục tăng cường xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan về đầu tư - doanh nghiệp, chẳng hạn như: xây dựng cơ chế ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ xanh; chính sách về khu công nghiệp sinh thái, áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế hay thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo…

(3) Nghiên cứu xây dựng “Lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu TTX gắn kết với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng trung hòa carbon”. Theo đó, các mục tiêu TTX sẽ được xác định cụ thể cả về định tính và định lượng, dựa trên phân tích đa tiêu chí, mô hình hóa các kịch bản phát triển, đánh giá đầy đủ về tác động kinh tế - xã hội - môi trường hướng tới đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

(4) Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện Chiến lược và các công cụ quản lý hỗ trợ thực hiện, đặc biệt là xây dựng bộ chỉ tiêu quốc gia về TTX, xây dựng và triển khai thí điểm Chỉ số TTX tổng hợp nhằm đánh giá mức độ thực hiện TTX trên phạm vi toàn quốc; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia; xác định những nhiệm vụ, dự án TTX trọng điểm.

(5) Thúc đẩy huy động nguồn lực, điều phối các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, nguồn tài chính khí hậu. Đây là một nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa TTX trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050./.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm