Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:50 19/12/2024

Ngành thép Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Thép giá rẻ của Trung Quốc, nguyên liệu đầu vào cao, sự sụt giảm của ngành bất động sản, hàng tồn kho còn khá lớn, tình trạng bảo hộ thương mại gia tăng…

Xuất khẩu thép của Công ty Hòa Phát. (Ảnh: Vietnam+)

 

Tất cả đã khiến các doanh nghiệp sắt thép của Việt Nam tiếp tục đối mặt với vô số khó khăn và thách thức.

Gia tăng sức ép, cạnh tranh thị trường nội địa rất khốc liệt

Theo tìm hiểu của báo GD&TĐ từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hiện Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép. Dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 của nước ta có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023.

Tiêu thụ thép dự kiến sẽ tăng 6,4% so với năm 2023, đạt 21,6 triệu tấn, tuy nhiên, sự phục hồi này không chắc chắn do các doanh nghiệp ngành thép hiện đang gặp nhiều khó khăn bởi sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng. Ước tính lượng hàng tồn kho năm nay khoảng 8,4 triệu tấn.

Từ lần điều chỉnh tăng giá đầu tiên vào đầu năm 2024 (tăng 200-400 nghìn đồng/tấn, đạt mức 15 triệu đồng/tấn) sau 21 lần điều chỉnh giảm trong năm 2023, đến nay giá thép liên tục giảm và duy trì ở mức 13,4-13,6 triệu đồng/tấn với loại thép thành vằn CB300.

Xuất khẩu thép của Công ty Hòa Phát. (Ảnh: Vietnam+)

 

Nguyên nhân của tình trạng này là do thị trường sắt thép toàn cầu có xu hướng giảm giá rõ nét. Bên cạnh đó, giá thép trong nước giảm còn do các doanh nghiệp thép phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Theo dữ liệu thống kê về nhập khẩu hàng hóa 10 tháng của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép các loại tăng mạnh, là 1 trong 7 nhóm hàng nhập khẩu vượt 10 tỷ USD.

Trong đó, tháng 10 cũng đánh dấu tháng có sản lượng nhập khẩu tăng kỷ lục, với 2,41 triệu tấn, trị giá đạt 1,51 tỷ USD, tăng 55,9% về lượng và tăng 41,7% về trị giá so với tháng trước.

Tính chung 10 tháng/2024, lượng nhập khẩu sắt thép đạt 14,71 triệu tấn với trị giá là 10,48 tỷ USD, tăng mạnh 38,2% về lượng và tăng 23,2% về trị giá.

Đáng lưu ý, lượng sắt thép nhập từ Trung Quốc gia tăng đột biến. 10 tháng qua, nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc tăng đạt 10,16 triệu tấn, tăng 58,9% (tương ứng tăng 3,77 triệu tấn) với trị giá đạt 6,37 tỷ USD, tăng 43,2%.

Thép cuộn, thép tấm, thép mạ kẽm, thép thanh và dây thép… là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều.

Con số nhập khẩu thép từ Trung Quốc trong 10 tháng đã vượt xa mức nhập khẩu của cả năm ngoái. Trong năm 2023, lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 8,2 triệu tấn, tương đương hơn 5,6 tỷ USD, chiếm 62% trong tổng lượng và chiếm 54% tổng trị giá nhập khẩu sắt thép của nước ta.

Thị trường nhập sắt thép lớn thứ 2 là Nhật Bản, đạt 1,7 triệu tấn, tăng 4,6% (tương ứng tăng 75.000 tấn); từ Hàn Quốc đạt 1,05 triệu tấn, tăng 15,3% (tương ứng tăng 139.000 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Với tổng lượng 12,91 triệu tấn, 3 thị trường kể trên chiếm tới 87,76% tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước.

So sánh với con số 7,96 tỷ USD thu về từ xuất khẩu 10 tháng qua, Việt Nam đang nhập siêu sắt thép 3,1 tỷ USD.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 của Việt Nam có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên, sự phục hồi này không chắc chắn và các doanh nghiệp thép còn gặp nhiều khó khăn.

Một trong những nguyên nhân chính là việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng xuất khẩu thép, các nhà sản xuất thép Việt Nam khó khăn trong bán hàng, đồng nghĩa với cuộc chiến cạnh tranh về giá thép thành phẩm tại thị trường nội địa ngày càng khốc liệt hơn.

Thép Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào nội địa. (Nguồn: Vietnam+)

 

Xuất khẩu: nhiều cửa ải cần tháo gỡ

Không chỉ thị trường trong nước, hoạt động xuất khẩu thép của nước ta cũng gặp khó do các doanh nghiệp đang vấp phải các vụ kiện phòng vệ thương mại, với các “hàng rào” kỹ thuật chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ mà các thị trường nhập khẩu dựng lên.

Tính đến hết tháng 10/2024, trong tổng số hơn 250 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam có khoảng 30% số vụ việc liên quan các sản phẩm thép. Các sản phẩm thép bị điều tra khá đa dạng, gồm thép mạ, thép không gỉ cán nguội, thép phủ màu, ống thép, mắc áo bằng thép, đinh thép,…

Đáng nói, những vụ kiện này hầu hết xảy ra ở các thị trường xuất khẩu thép chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Australia, Ấn Độ,… trong đó Hoa Kỳ là nước điều tra nhiều nhất với Việt Nam. Và gần đây nhất, Ấn Độ công bố sẽ áp thuế từ 12-30% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam; EU cũng khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng Việt Nam giai đoạn từ 1/4/2023 đến 31/3/2024,…

Ngoài ra, sau một thời gian dài không không sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại trực diện với Việt Nam, vào tháng 8/2023, EU đã tiến hành điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép không gỉ cán nguội Việt Nam với cáo buộc lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đang áp dụng đối với Indonesia.

Ngành sản xuất thép trên toàn thế giới ước tính chiếm 7% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Hiện nay, các quy định về tính bền vững ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệt là giảm khí thải trong quá trình sản xuất. Liên minh Châu Âu (EU) đã thông báo áp dụng chính sách Cơ chế Điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), đánh thuế carbon đối với các nhà sản xuất xuất khẩu đến thị trường này, bao gồm cả sản phẩm thép, chính sách sẽ được chính thức áp dụng từ tháng 1/2026.

Tìm giải pháp tháo gỡ

Theo TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (thuộc VCCI), các biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là chống bán phá giá là công cụ hợp pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hoạt động sản xuất nội địa, mà trực tiếp là ngành sản xuất thép trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá hay bán những sản phẩm được trợ cấp bởi Chính phủ của nước xuất khẩu vào Việt Nam.

Song về lâu dài, Nhà nước cần thiết kế một khung khổ pháp lý và tổ chức một bộ máy thực thi công cụ phòng vệ thương mại một cách hợp lý, chặt chẽ, minh bạch, phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để các doanh nghiệp sản xuất trong nước có thể sử dụng một cách thuận lợi, hiệu quả, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định.

Chủ tịch VSA Nghiêm Xuân Đa cho rằng, tình trạng cung vượt cầu của nhiều sản phẩm thép trong nước cùng sự gia tăng thép nhập khẩu từ nước ngoài đang làm cho sự cạnh tranh về giá cả mặt hàng sắt thép thành phẩm nội địa trở nên khốc liệt hơn bao giờ.

Đáng chú ý, từ tháng 1/2026, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng Cơ chế Điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) nhằm đánh thuế các-bon đối với các sản phẩm xuất khẩu đến thị trường này đã tạo ra lực cản không nhỏ đối với tăng trưởng của ngành thép.

Do đó, mong muốn Chính phủ sớm chỉ đạo các cơ quan liên quan có biện pháp ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam tại thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, đẩy nhanh đồng bộ các kênh kích cầu đối với sản phẩm thép như thị trường bất động sản, thị trường xây dựng, chương trình xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội, đẩy mạnh đầu tư công,… nhằm giúp ngành thép có đà phục hồi trong thời gian tới.

Ngoài các vấn đề mang tính thời điểm, theo các chuyên gia, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, do đi sau cho nên ngành thép Việt Nam vẫn còn những hạn chế, điểm nghẽn mang tính dài hạn so với các nước khác. Trong đó, năng lực sản xuất còn hạn chế, nhập khẩu thép còn lớn, sản xuất thép thô mới cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước, còn thiếu hụt sản phẩm thép chất lượng cao, thép kỹ thuật.

Bên cạnh đó, công nghệ lạc hậu dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu, chi phí cao khiến các sản phẩm thép trong nước khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ. Các doanh nghiệp ngành thép mong muốn Chính phủ có sự ứng phó kịp thời, tích cực và hài hòa lợi ích để bảo vệ nền sản xuất thép phát triển bền vững, lành mạnh.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước cần nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình khép kín, chủ động tái cơ cấu, tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến, nhằm giảm giá thành sản phẩm nhằm tạo năng lực cạnh tranh tốt nhất với thép nhập khẩu.

Đồng thời, cần chủ động được nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa thị trường, cơ cấu sản phẩm, nhất là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt với biên lợi nhuận cao, nhanh chóng chuyển đổi sản xuất tiêu thụ xanh theo cam kết của Chính phủ tại COP26.

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - PGS.TS Phan Đăng Tuất: “Thép là sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Nếu tự chủ được sản xuất trong nước sẽ giúp ổn định thị trường và nền kinh tế. Doanh nghiệp trong nước có lợi thế là ở gần thị trường hơn, nếu bị bán phá giá thì sẽ mất đi lợi thế này. Việc điều tra chống bán phá giá thép sẽ làm cho kinh tế thị trường minh bạch, tích cực hơn”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm