Thị trường hàng hóa
Đây là thông tin được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đưa ra vào ngày 10/12. IATA cũng dự báo lợi nhuận trung bình của các hãng hàng không trên mỗi hành khách tăng lên mức khoảng 7 USD vào năm 2025, tăng mạnh so với mức 2,25 USD ghi nhận thời điểm 18 tháng trước. Trong năm 2024, lợi nhuận trên mỗi hành khách dự kiến là 6,40 USD.
Những con số trên là minh chứng cho sự trở lại đầy ấn tượng của ngành công nghiệp từng ghi nhận 3 năm thua lỗ liên tiếp do đại dịch, từ 2020 đến 2022, với con số lên đến gần 187 tỷ USD. Lợi nhuận đang trên đà phục hồi của ngành hàng không thế giới được góp phần bởi nhu cầu đi lại thường xuyên được phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, khi các biện pháp hạn chế di chuyển được dỡ bỏ. Điều này cũng giúp một số hàng không có thể tính giá vé cao hơn.
Xét theo mức tăng lợi nhuận trên mỗi hành khách, trong năm 2025, các hãng hàng không Trung Đông dự kiến dẫn đầu, với lợi nhuận 24 USD trên mỗi hành khách. Tiếp theo là các hãng hàng không Mỹ với mức lợi nhuận 12 USD, và các hãng châu Âu với 9 USD. IATA dự kiến các hãng hàng không ở châu Phi, Mỹ Latinh và khu vực châu Á – Thái Bình Dương có lợi nhuận thấp hơn mức trung bình ngành.
Giám đốc điều hành IATA, ông Willie Walsh, chia sẻ: Con số doanh thu “khổng lồ” là “tin rất tốt”. Tuy vậy, lợi nhuận ròng trên toàn ngành vẫn sẽ không được cải thiện, chỉ ở mức 36,6 tỷ USD, do sự chậm trễ trong việc giao máy bay của “những nhân tố chủ chốt”, ám chỉ các nhà sản xuất máy bay lớn là Airbus và Boeing.
Tình trạng thiếu hụt máy bay kinh niên đồng nghĩa với việc những máy báy cũ, kém tiết kiệm nhiên liệu hơn sẽ phải bay trong thời gian dài hơn, khiến tăng chi phí vận hành và bảo dưỡng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Ông Walsh cũng cho biết: Các cuộc xung đột toàn cầu đang đẩy chi phí lên cao hơn do nhiều không phận lớn bị đóng cửa, không tiếp nhận các chuyến bay thương mại. Việc này buộc các hãng hàng không phải bay các tuyến đường dài hơn, và cũng có thể gây ra chậm trễ khi không phận ít dần còn số chuyến bay ngày càng tăng. Ngoài ra, sự bất ổn đang diễn ra ở Trung Đông và Ukraine có thể gây ra rủi ro. IATA dự kiến số tiền trung bình một hành khách phải trả để bay một dặm (khoảng 1,6 km) giảm 3,4% so với năm 2024.
Bất chấp những khó khăn trên, IATA vẫn kỳ vọng ngành hàng không toàn cầu đạt mức kỷ lục 1.007 nghìn tỷ USD, tăng so với mức dự kiến 964 tỷ USD trong năm nay, với lượng hành khách dự kiến bay đạt mức kỷ lục 5,2 tỷ người.
Ông Walsh bày tỏ sự lạc quan về Tổng thống đắc cử Donald Trump, cho biết các hành động của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên từng thúc đẩy các hãng hàng không, và coi chính quyền Trump là động lực tích cực cho ngành.
Các nhà đầu tư dự đoán chính quyền Trump ủng hộ doanh nghiệp có thể thúc đẩy du lịch doanh nghiệp, hỗ trợ hoạt động M&A và đưa ra các chính sách thân thiện với hàng không. Trong khi đó, việc ông Trump ủng hộ sản xuất dầu trong nước có thể giúp giảm chi phí nhiên liệu.
Tuy vậy, theo IATA, những thay đổi trong bộ máy quyền lực Mỹ có thể khiến nỗ lực giảm phát thải của ngành hàng không về 0 vào năm 2050 bị chậm lại, khi những lợi ích trong lĩnh vực này mà ngành được hưởng dưới thời Tổng thống Biden có thể sẽ không tiếp tục trong nhiệm kỳ của ông Trump.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm