Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:00 07/09/2022

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Đan Mạch: Cơ hội mở rộng hợp tác về chuyển đổi số và tăng trưởng xanh

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Đan Mạch: Hợp tác trong chuyển đổi xanh và chuyển đổi số vừa được tổ chức tại Copenhagen - Đan Mạch.

Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động “Ngày Việt Nam” do Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch tổ chức nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Việt Nam và 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đan Mạch.

Tham dự diễn đàn về phía Chính phủ Đan Mạch có bà Lina Hansen, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách thương mại và bền vững toàn cầu, đại diện Bộ Ngoại giao; Bộ Khí hậu, năng lượng và hạ tầng kỹ thuật; Phòng Thương mại Đan Mạch; Hiệp hội xuất khẩu Đan Mạch; Hội đồng Nông nghiệp và thực phẩm Đan Mạch và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch.

Về phía doanh nghiệp có sự tham dự của hơn 100 đại biểu là lãnh đạo và đại diện các công ty, tập đoàn và quỹ đầu tư lớn của Việt Nam và Đan Mạch như FPT, VidoGroup, Lego, Ørsted, Danske Bank, Nordea, FLSmidth, Mascot, Copenhagen Infrastructure Partnership…

Đại sứ Lương Thanh Nghị phát biểu tại diễn đàn

Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Lương Thanh Nghị khẳng định hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một điểm sáng trong quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Đan Mạch hiện nay. Nhu cầu và tiềm năng hợp tác giữa hai nước hiện nay là rất lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực mà hai bên chia sẻ nhiều lợi ích đồng thời có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển của Việt Nam là chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.

Đại sứ Lương Thanh Nghị giới thiệu về chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khẳng định quyết tâm và cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm phát thải khí nhà kính, phấn đấu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050, phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiến hành chuyển đổi xanh và chuyển đổi số mạnh mẽ hướng đến xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn, và bền vững trên cơ sở xác định ba trụ cột chính.

Cụ thể, ứng phó với biến đổi khí hậu và phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi chiến lược, chính sách phát triển của đất nước; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư thế hệ mới, có chất lượng cao, công nghệ hiện đại và các mô hình quản trị tiên tiến, minh bạch theo tinh thần chuyển ưu tiên từ “số lượng” sang “chất lượng” được đưa ra tại Đại hội XIII; lấy con người làm trung tâm trong mọi quyết sách phát triển đất nước.

Trên cơ sở lợi ích chung và vì mục tiêu phát triển đất nước, Việt Nam có nhu cầu rất lớn trong hợp tác với các nước bạn bè và đối tác, đặc biệt những quốc gia đi đầu về tăng trưởng xanh và có kinh nghiệm gần nửa thế kỷ chuyển đổi mô hình phát triển từ phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch sang phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như Đan Mạch.

Thảo luận về cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên

Bà Lina Hansen, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách thương mại và bền vững toàn cầu, cho rằng trải qua 50 năm, quan hệ 2 nước đã phát triển ngày một thực chất, gắn kết và bền chặt trên cơ sở tình cảm hữu nghị, chân thành và chia sẻ lợi ích chung.

Thứ trưởng Lina Hansen khẳng định quan hệ Đối tác toàn diện là nền tảng cho quan hệ cho hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực mà hai bên chia sẻ nhiều lợi ích như năng lượng, y tế, nông nghiệp, giáo dục và hai bên có nhiều tiềm năng để mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực tăng trưởng xanh.

Đan Mạch cam kết từ năm 2023 sẽ dành ít nhất 1 tỷ USD cho các nước đang phát triển, trong đó Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên, cho ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại sự kiện 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam là FPT Software và VidoGroup đã khai trương Văn phòng đại diện tại Đan Mạch, minh chứng cho những thành tựu đáng khích lệ về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Đan Mạch thời gian qua

Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch Lương Thanh Nghị chia sẻ, tiềm năng thu hút đầu tư của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể với doanh nghiệp Đan Mạch hiện nay là rất lớn, đặc biệt sau khi các tập đoàn lớn như Lego, Pandora quyết định đầu tư vào Việt Nam.

“Qua tiếp xúc với các doanh nghiệp Đan Mạch, tôi nhận thấy có sự háo hức và kỳ vọng rất lớn đối với thị trường Việt Nam. Điều quan trọng là ta cần có những chính sách cụ thể với tầm nhìn dài hạn để vừa thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Đan Mạch, vừa tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp yên tâm làm ăn, sản xuất, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam” – Đại sứ Lương Thanh Nghị nhấn mạnh.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thu hút đầu tư chất lượng cao từ Đan Mạch, đại sứ Lương Thanh Nghị lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, cần có cách tiếp cận dài hạn, xuyên suốt và nhất quán đối với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững do qua tiếp xúc với chính giới và doanh nghiệp Đan Mạch. Đan Mạch hiện đánh giá rất cao khát vọng phát triển xanh và bền vững của Việt Nam, như phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc Việt Nam cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 tại COP26 vừa qua. Đan Mạch đang coi Việt Nam là “hình mẫu” về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ Việt Nam hiện thực hoá các mục tiêu này.

Thứ hai, do khoảng 70% khí phát thải của Việt Nam hiện nay đến từ công nghiệp năng lượng, trong chiến lược quy hoạch năng lượng quốc gia ta cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, từ điện than sang điện gió, điện mặt trời, như vậy sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn nữa từ Đan Mạch, một trong những nước đi đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo.

Thứ ba, khoảng thời gian từ nay đến năm 2030, mốc đầu tiên trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh không phải là quá dài, do vậy cần triển khai đồng bộ, quyết liệt ở tất cả các cấp, từ trung ương tới địa phương, từ các ngành tới các lĩnh vực do tăng trưởng xanh và phát triển bền vững không phải là câu chuyện “một sớm, một chiều,” có thể mang lại kết quả ngay tức thì.

Cuối cùng, “dư địa” hợp tác hiện nay giữa Việt Nam và Đan Mạch còn nhiều. Tuy nhiên, trên cơ sở lợi ích chung, vì mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, cần có những “đột phá” trong hợp tác giữa hai nước trong một số lĩnh vực cụ thể. Hiện nay, phía Đan Mạch cũng có nhu cầu mở rộng, nâng cấp và làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác với Việt Nam, đặc biệt liên quan đến các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm