Thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa hôm nay ghi nhận thị trường kim loại và nguyên liệu công nghiệp ghi nhận các mức sụt giảm rất mạnh của nhiều mặt hàng quan trọng. Có thể kể đến cà phê Arabica giảm sâu gần 5,5%, bạc lao dốc 5,25%. Tuy nhiên, giá trị giao dịch toàn Sở vẫn tiếp tục tăng 4%, đạt gần 4.900 tỷ đồng.
Cụ thể, giá các mặt hàng trong nhóm kim loại tiếp tục chìm trong sắc đỏ, với nguyên nhân chủ yếu do sức mạnh của đồng Dollar Mỹ. Giá bạc giảm 0,84% xuống 19,43 USD/ounce. Bạch kim mất 2,82% giá trị xuống 924,1 USD/ounce.
Dollar Index tăng mạnh 1,42% là nguyên nhân chính gây sức ép lên giá các mặt hàng kim loại quý. Sau cuộc họp chính sách tháng 11, khả năng Fed nâng trần lãi suất lên cao hơn cả mức 4,6% khiến cho tâm lý thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh và dòng tiền tiếp tục chuyển vào các tài sản an toàn. Tuy vậy, sức hấp dẫn của kim loại quý giảm bớt do đây là tài sản không sinh lời. Tuy vậy, đà giảm bị hạn chế khi phiên tối Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp, thêm 75 điểm phần trăm lên mức 3% để khống chế lạm phát. Tuy vậy, BOE cho biết đỉnh lãi suất sẽ không cao đến mức 5,25% mà thị trường kỳ vọng. Như vậy, khác với Mỹ, có thể thấy mức trần lãi suất tại Anh sẽ không quá cao, và ngân hàng trung ương sẽ cố gắng để không tạo ra quá nhiều tổn thất cho nền kinh tế.
Giá đồng cũng chịu sức ép tương tự từ môi trường vĩ mô, khi đồng Dollar Mỹ tăng làm chi phí nắm giữ giá các mặt hàng định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn. Giá đồng giảm 1,2% xuống 3,427 USD/pound, phiên giảm thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, giá sắt tiếp tục được hỗ trợ bởi kỳ vọng vào khả năng Trung Quốc mở cửa trở lại, hoặc ít nhất là sự thay đổi trong các chính sách chống dịch Covid-19. Kết thúc phiên hôm qua, giá sắt tăng 1,49% lên 81,72 USD/tấn.
Trong khi đó, giá dầu cũng giảm trở lại. Giá dầu WTI giảm xuống mức 88,17 USD/thùng. Dầu Brent giảm xuống 94,67 USD/thùng.
Một mặt, phát biểu của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau cuộc họp lãi suất cho rằng mức lãi suất mục tiêu cuối cùng có thể sẽ cao hơn kỳ vọng trước đó đã gây áp lực lên giá dầu. Mặt khác, những tin đồn xung quanh việc Trung Quốc đang dần có kế hoạch nới lỏng chính sách Zero-Covid đã hỗ trợ tâm lý cho các nhà đầu tư về một bức tranh tiêu thụ tích cực hơn, và khiến giá dầu đón nhận lực mua trong phiên sáng.
Tuy nhiên, Ủy ban y tế quốc gia, cơ quan y tế hàng đầu của Trung Quốc cho biết tại một cuộc họp rằng cách tiếp cận không khoan nhượng của nước này đối với dịch bệnh vẫn là chiến lược tổng thể. Điều đó đã gây ra sự thất vọng lớn cho các nhà đầu tư và khiến niềm tin về sự phục hồi nhu cầu dầu tại Trung Quốc lung lay, nhanh chóng gây áp lực bán trở lại đối với thị trường dầu.
Bên cạnh đó, về yếu tố vĩ mô, ngoài Fed, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) trong ngày hôm qua cũng có động thái tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lên mức 3%, ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 33 năm. Đồng thời, BoE cũng ước tính nền kinh tế Anh sẽ bước vào suy thoái trong quý III năm nay và suy thoái sẽ kéo dài đến giữa năm 2024, khiến nền kinh tế suy giảm 2.9%. Triển vọng kinh tế kém sắc này cũng đã góp phần gây sức ép tới giá dầu.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm