Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:50 09/11/2022

Tự động hóa và nhân bản doanh nghiệp với chu trình PDCA

Chắc hẳn người làm kinh doanh đã một lần nghe đến thuật ngữ “PDCA”. Với hình ảnh là một vòng tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng theo chiều kim đồng hồ, chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục không bao giờ ngừng.

Chu trình PDCA là một công cụ quản lý hiệu quả được sử dụng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. PDCA giúp các doanh nghiệp tới gần hơn với mục tiêu của mình và đảm bảo cho sự cải tiến liên tục. PDCA là việc lặp lại chuỗi quy trình: Plan (lập kế hoạch) - Do (thực hiện) - Check (kiểm tra) - Act (điều chỉnh).

Mặc dù đây là một chu trình quản lý cơ bản và hết sức phổ biến, nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp và nhiều lãnh đạo vẫn chưa thể thành thạo công cụ này. Cuốn sách “PDCA - Tự Động Hóa Doanh Nghiệp Để Giải Phóng Lãnh Đạo Và Nhân Bản Doanh Nghiệp” do Bizbooks xuất bản sẽ giải thích lý do vì sao PDCA chưa được áp dụng hiệu quả cũng như hướng dẫn về cách để thực hành từng bước P, D, C, A.

Tự động hóa doanh nghiệp để giải phóng lãnh đạo và nhân bản doanh nghiệp

Tác giả của cuốn sách - Shinya Kawahara là chuyên gia tư vấn cấp cao thuộc Viện nghiên cứu Funai Soken. Ông đã cung cấp dịch vụ tư vấn cho nhiều đối tượng khách hàng, bất kể quy mô hoặc loại hình kinh doanh, từ các tập đoàn lớn với doanh thu hằng năm hơn 1.000 tỷ đến các doanh nghiệp nhỏ chỉ có 3 nhân viên.

Xuyên suốt cuốn sách, tác giả sẽ đưa ra nhiều ví dụ thực tế để giúp người đọc hiểu sâu sắc và áp dụng hiệu quả PDCA vào doạnh nghiệp của mình thông qua các nội dung:

Chương 1: Vì sao chu trình vận hành PDCA chưa hiệu quả?

Chương 02: “Plan” - Giai đoạn lập kế hoạch quyết định 90% thành bại

Chương 03: “Do” - Thế tiến thoái lưỡng nan của giai đoạn thực hiện

Chương 04: “Check” - Bạn sẽ tìm thấy giải pháp cải tiến! Cách tiến hành đánh giá

Chương 05: “Action” - Bước kết nối với kế hoạch tiếp theo

Chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục

Theo tác giả, để đạt được mục tiêu của mình, các doanh nghiệp cần phải làm chủ chu trình PDCA, bởi môi trường kinh doanh hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, không thể chỉ cần làm ở mức độ bình thường là có thể đạt được kết quả nào đó như ở thời kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế cao độ và thời kỳ bong bóng kinh tế. Chính vì thế, ngày càng nhiều nhà lãnh đạo chịu vô số áp lực vì đề ra mục tiêu cao nhưng mãi chưa thấy được bức tranh thành công.

Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định: “Chính vì môi trường khắc nghiệt, nên công việc hoạch định chiến lược càng trở nên thú vị” và “Chỉ những công ty và đội ngũ đã suy nghĩ kĩ về chiến lược giành chiến thắng và thực hiện chiến lược đó mới có thể tạo ra kết quả.”

Chiến lược giành chiến thắng chính là bước P (Plan) - Lập kế hoạch trong chu trình PDCA, có nghĩa là chú trọng vào tầm quan trọng của việc hoàn thành kế hoạch. Nếu bạn chưa nghĩ đến hình ảnh giành chiến thắng, thì dù có thốt lên những từ như: “Động lực rất quan trọng”, “Hãy nâng cao bản lĩnh”, “Hãy thử cố gắng đến cùng”... cũng sẽ trở nên vô nghĩa và “Mọi nguyên nhân nằm ở kế hoạch chưa tốt”.

Về bản chất, công việc “xây dựng chiến lược” cần rất nhiều chất xám. Do vậy, đôi khi các nhà quản lý lo lắng vì không thể đưa ra được một ý tưởng nào. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chiến lược, khi hình ảnh chiến thắng ngày càng thôi thúc, những nhà hoạch định chiến lược sẽ dần nhận thấy rằng trong vô số công việc, nó trở thành nhiệm vụ thú vị nhất. Tác giả cho rằng, các nhà lãnh đạo đang cố gắng trong công việc của mình sẽ biết đến niềm vui ấy; và đó chính là động lực để tác giả viết cuốn sách này.

Theo tác giả Shinya Kawahara: “Nếu chu trình PDCA vận hành tốt, việc đạt được kết quả và cùng mọi người trong nhóm chia sẻ chiến thắng sẽ không còn là chuyện ngoài tầm tay”. Tác giả hi vọng, nhiều nhà lãnh đạo sẽ chinh phục được những thành quả vượt bậc hơn hiện tại và có khả năng tái tạo những thứ có giá trị trong doanh nghiệp của mình sau khi đọc  “PDCA - Tự Động Hóa Doanh Nghiệp Để Giải Phóng Lãnh Đạo Và Nhân Bản Doanh Nghiệp”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm