Thị trường hàng hóa
Trang sức vỏ sò và vỏ ốc đã xuất hiện trong xã hội loài người từ rất lâu. Chúng không chỉ tác động đến văn hóa, nghệ thuật, mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể, giúp tạo ra việc làm trong lĩnh vực trang sức; tạo ra nguồn thu nhập không ít cho người hành nghề; góp phần phổ biến hình ảnh văn hóa, sự sáng tạo của người nghệ nhân ra xã hội; giúp con người tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, tránh việc vứt bỏ gây ô nhiễm môi trường.
Họa sĩ La Như Long, người từng được Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận là kỷ lục gia với bộ sưu tập Nữ thần biển gồm 1000 sản phẩm trang sức chế tác thủ công từ vỏ sò và vỏ ốc, và cũng là số lượng lớn nhất cho đến hiện tại. Anh đã thổi hồn cho những chiếc vỏ sò, vỏ ốc vô tri, vô giác này trở thành những món trang sức tinh xảo, có thẩm mỹ cao.
Từ khi còn là giảng viên khoa Mỹ thuật của trường Đại học Tôn Đức Thắng, anh luôn định hướng cho sinh viên đến những giá trị tốt đẹp, đặc biệt là tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa về môi trường. Phương châm của anh là không bỏ bất cứ thứ gì, phải biết tận dụng, sáng tạo chúng hơn là đem vứt đi gây ô nhiễm rác thải.
Trong một lần đi dạo trên bờ biển, nhìn thấy vỏ sò, vỏ ốc bị vứt đi, anh mới nảy ra ý tưởng vẽ lên chúng để làm những món đồ trang sức quý giá. Trải qua 8 tháng mày mò nghiên cứu, sáng tạo, anh đã tạo ra hàng nghìn món trang sức bằng vỏ sò. Nó không chỉ thân thiện với môi trường, có ý nghĩa kinh tế trong lĩnh vực du lịch, mà còn là phương tiện giáo dục về văn hóa, về ý thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng.
Một số hình ảnh về nghệ thuật chế tác vỏ sò thành trang sức:
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm