Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:03 10/09/2022

Di sản Hoàng thành Thăng Long với quan điểm phát triển bền vững của UNESCO

Ngày 9/9, Hội thảo khoa học quốc tế: “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội” tiếp tục diễn ra với chủ đề “Phát huy giá trị di sản: Thực tiễn kinh nghiệm và định hướng”. Các nhà khoa học cùng chia sẻ những ý kiến tâm huyết về vấn đề này.

Những cơ hội hợp tác cùng phát huy giá trị các khu di tích

Tham luận của ông Emmanuel Cerise - Giám đốc PRX Việt Nam (đại diện của vùng Ile de France) tại Hà Nội có nội dung: "Gợi ý mô hình và quy hoạch không gian trưng bày khảo cổ và kiến trúc cho khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Hà Nội, cơ hội hợp tác giữa Hà Nội và vùng Ile de france".

Khảo cổ học đô thị hiện đang gặp rất nhiều những khó khăn, vướng mắc trong bảo tồn và phát huy giá trị. Di sản đô thị dễ bị hủy hoại, công tác bảo tồn và phát huy gặp nhiều trở ngại, hạn chế do sự phát triển đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, nhà hàng, cửa hiệu…

Nội dung chính của tham luận là thảo luận về các địa điểm khảo cổ như một tiềm năng cho dự án thiết kế đô thị tích hợp trong sự phát triển đô thị đương đại. Ông đưa ra những mô hình từ vùng Ile de France (IDF) và Châu Âu; Đồng thời chỉ ra một số cơ hội hợp tác giữa Hà Nội và vùng Ile de France.

 

Ông Emmanuel Cerise - Giám đốc PRX Việt Nam trình bày tham luận tại Hội thảo

Ông đề cập đến các mô hình như: Khu khảo cổ Saint - Denis (Ile de France) là một mô hình khu khảo cổ được tích hợp trong dự án cải tạo đô thị, sử dụng cảnh quan và thiết kế đô thị để bảo tồn di sản và thể hiện các vết tích lịch sử trong quá khứ. Các khu di sản Thánh Laurent và Mục sư đoàn ở Aosta (Italia) là ví dụ về việc quản lý lâu dài đối với địa điểm khảo cổ đô thị cho các mục đích lịch sử, văn hóa và du lịch.

Trong số các địa điểm khảo cổ ở vùng Ile de France có một số nằm trong khu vực đô thị. Ví dụ như thành phố Lutèce (thời La mã) hoặc Cluny (thời Trung cổ), một số nằm ở vùng ngoại ô hoặc nông thôn như Khu di sản Gallo-Roan của Vaux de la Celle (Genainville).

Từ đó, nhà khoa học cho rằng vùng Ile de France cùng với PRX-Việt Nam, có thể hỗ trợ kết nối các di tích lịch sử của Hà Nội và các khu di sản ở vùng Ile de France; Xây dựng hợp tác trao đổi và hỗ trợ kỹ thuật. Ví dụ như sự hợp tác giữa thị trấn trung cổ Provins và Thành cổ Hà Nội, hỗ trợ của Bộ Văn hóa Pháp trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nói tiếng Pháp đang làm việc tại các khu di tích lịch sử.

Kinh nghiệm khôi phục kiến trúc từ di tích khảo cổ học

 

GS Kunikazu Une - Giáo sư danh dự Đại học Nữ Nara Nhật Bản lại mang đến kinh nghiệm khôi phục kiến trúc từ di tích khảo cổ học.

Tham luận cho biết, các công trình kiến trúc cổ ở Nhật Bản được xây dựng bằng gỗ nên hầu như chúng đã bị phá hủy theo thời gian. Rất ít các công trình kiến trúc cổ còn tồn tại cho đến nay và tất cả đều là các kiến trúc Phật giáo. Trong quá trình khai quật, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện nhiều di tích và dấu tích của các công trình cổ.

Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm phục dựng lại các công trình kiến trúc đã bị phá hủy chỉ còn lại dấu tích. Trong phần trình bày của mình, nhà khoa học đến từ Nhật Bản đã giới thiệu ngắn gọn một số công trình kiến trúc được phục dựng ở Nhật Bản như Suzaku-mon (cổng chính), Daigoku-den (sảnh chính) và Tou-in (khu vườn phía đông trong “Heijou-kyu”, địa điểm cung điện Nara).

Những công trình này được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ VIII. Ông cũng giới thiệu một thêm một công trình được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ IX là cổng chính phía Nam ở “Shiwa-jo”.

"Làm thế nào để chúng tôi có được hình dung về diện mạo của các công trình kiến trúc cổ đó? Trước tiên, chúng tôi có thể dựa vào kết quả của các cuộc khảo cổ học. Sau đó, chúng tôi phục dựng các công trình kiến trúc đã bị phá hủy dựa vào kết quả nghiên cứu.

Chúng tôi có thể dựng được phác thảo (tôi nghĩ là giống 70% - 80% công trình kiến trúc cổ, tuy nhiên chúng ta sẽ gặp vấn đề là có một số chi tiết không thể xác định chính xác, đôi khi có những ý kiến khác nhau về ý tưởng cơ bản).

Nghiên cứu những công trình kiến trúc cổ hiện còn tồn tại đến ngày nay ở Nhật Bản, may mắn là chúng tôi hiện vẫn còn giữ được khoảng 60 kiến trúc cổ. Đây là nguồn tư liệu cung cấp nhiều thông tin về niên đại và và kết cấu các kiến trúc cổ.

Trong quá trình nghiên cứu, thường chúng tôi phải dựng mô hình ở tỷ lệ 1/50 đến 1/100. Chúng tôi kiểm tra các vấn đề khác nhau trong quá trình phục dựng. Khi đón công chúng tới thăm quan công trình phục dựng, chúng ta phải lưu ý ít nhất 2 vấn đề: An toàn và bảo tồn hiện vật nguyên gốc.

An toàn: Sau khi hoàn thành việc xây dựng lại, mọi người sẽ vào thăm quan công trình đó. Chúng ta cần thiết lập an toàn trong các công trình được phục dựng lại.

Bảo tồn các di tích khảo cổ: Công trình được phục dựng trên nguyên tắc không bao giờ được phá hủy các hiện vật có giá trị nguyên gốc", GS Kunikazu Une cho biết.

Định hướng quản lý Hoàng thành Thăng Long theo quan điểm phát triển bền vững của UNESCO

Tham luận của PGS. TS Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do ông Trần Đình Thành - Phó cục trưởng trình bày đề cập đến vấn đề "Định hướng quản lý di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội theo quan điểm phát triển bền vững của UNESCO".

Theo đó, Việt Nam hiện có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, trong đó Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được UNESCO công nhận năm 2010, đánh dấu một bước tiến lớn của quá trình nghiên cứu về khu di sản đặc biệt quan trọng này.

Ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày tham luận

Trên cơ sở 6 nội dung quản lý Di sản thế giới được xác định theo Công ước, Hướng dẫn thực hiện Công ước 1972 và thực tiễn của Việt Nam, tham luận làm rõ về thực trạng quản lý đối với Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sau 20 năm nghiên cứu, bảo tồn, thông qua việc tìm hiểu của quá trình.

Đó là, xây dựng bộ máy và nguồn nhân lực quản lý của Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Di sản thế giới; Xây dựng kế hoạch quản lý, quy hoạch và đầu tư nguồn lực tài chính; Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật; Hợp tác quốc tế; Giám sát Di sản thế giới.

Đồng thời, trên cơ sở đánh giá tổng thể khi so sánh với thực trạng quản lý của các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới khác ở Việt Nam đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản, bao gồm cả giải pháp cần tăng cường lồng ghép các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội với quan điểm phát triển bền vững của UNESCO trong thời gian tới.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm