Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
22:00 18/10/2022

Bốn hoạ sĩ Huế mở triển lãm Xứ thần kinh

‘Xứ thần kinh’ là triển lãm mỹ thuật của bốn hoạ sĩ Huế: Trần Hữu Nhật, Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Hữu Long và Nguyễn Trung Kiên.

Triển lãm 'Xứ thần kinh' diễn ra tại không gian nghệ thuật Mây Artspace (36/70 Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh – TPHCM) đến hết ngày 23/10.

Một điểm chung có thể nhận thấy trong các tác phẩm của bốn họa sĩ chính là sự cô đặc và dồn nén xúc cảm vào từng khung tranh. Đứng trước tình cảnh như vậy, dường như có thứ tưởng như vỡ tung và có thứ chỉ im lìm rồi biến mất. Điều đó cũng có thể thấy rất gần với cách con người giải quyết nội tâm của mình trên hành trình duy trì sự tồn tại đầy cô độc.

Có những thứ xúc cảm được ta xé toạc ra phơi bày trần trụi, số khác được ủ trong một nhân hình lành lặn.

Họa sĩ Trần Hữu Nhật đã mang đến những tác phẩm trừu tượng đầy mãnh liệt – một sự truyền tải rõ ràng nhưng lại không thể nhìn thấy, chúng được cảm giác bằng cách mà trật tự và hỗn loạn cùng tồn tại. Chính điều đó mà mỗi tác phẩm đều khiến cho người xem cảm thấy cảm xúc như còn mới nguyên, như vừa được nhìn thấy khi nó mới vỡ ra khỏi lòng mình.

Tác phẩm của Nguyễn Trung Kiên.

Cũng như vậy, họa sĩ Lê Hữu Long lại mang đến một sự xáo động với biên độ còn lớn hơn khi chọn những gam màu có sức tương phản mạnh mẽ. Trong các tác phẩm, anh mang đến nhiều hình ảnh có tính tượng trưng khá dễ nhận ra, bù lại, sức gợi tả về ý lại nhiều hơn là về hình.

Giống như việc nhìn thấy một chiếc lá vàng rồi nghĩ về mùa thu (hoặc không), chúng ta liệu sẽ tìm thấy gì trong những nhân hình được mang đến từ họa sĩ trong triển lãm lần này.

Quay trở lại với câu chuyện về nội tâm con người, họa sĩ Nguyễn Đức Nghĩa mang đến một hợp thể tồn tại khác của những cảm xúc bên trong khi sự sinh sôi của nó được phủ lên bằng một hình người rất thật.

Sự núng nính của thịt da và cái dục vọng nhộn nhạo được gắn kết với nhau một cách hợp lý đến bất ngờ trong từng tác phẩm của họa sĩ. Với chủ đề “Ngụ ngôn của cá”, các tác phẩm khiến cho ta cảm giác được rất rõ về một vài sự tồn tại nào đó bên trong từng ngón tay mình.

Tranh của Lê Hữu Long.

Và sau cùng, cũng với đối tượng là hình người, họa sĩ Nguyễn Trung Kiên gọi đó là người ngợm, nghĩa là nói về những thân xác người một cách có hàm ý. Đó có thể là sự rũ rượi trong cơn đau, cũng có thể là sự mục ruỗng trong tuyệt vọng, hoặc không gì cả.

Vì “người ngợm” chỉ là một túi da, một nắm xương, là tồn tại vật chất đáng lẽ chỉ có thể định lượng nhưng lại là thứ bao bọc cho cảm xúc chủ quan của con người, bao bọc luôn cả khả năng “định tính” cho một đời người, một thân phận.

Nếu tạm xem ở miền Nam có Sài Gòn, miền Bắc có Hà Nội thì ở miền Trung có Huế – một vùng đất mang trong mình dòng chảy nghệ thuật mãnh liệt nói chung và hội hoạ nói riêng, nơi đây dường như là vườn ươm cho những tâm hồn nghệ thuật.

Công chúng từng gặp gỡ nhiều hoạ sĩ người Huế, và bây giờ là nhóm xứ thần kinh với 36 tác phẩm mang tính cá nhân đầy độc đáo, hứa hẹn mang đến cho người xem dư âm xúc cảm rất tự nhiên.

Tác phẩm của Trần Hữu Nhật.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi: “Người ta đồn văn nghệ xứ Quảng Nam thường tà tà (giống như khùng khùng), văn nghệ xứ Huế thì bệnh bệnh. Lời đồn thì như vậy, nhưng để gặp trực tiếp họ/tác phẩm của họ ngoài đời, không phải dễ”.

Người Nhật xưa có kỹ/nghệ thuật Kintsukuroi - dùng vàng để sửa chữa, chắp vá gốm sứ. Sau thì điều này mở rộng ý nghĩa thành một nghệ thuật của chữa lành vết thương tâm lý.

Ngày nay nhiều lý thuyết trên thế giới đã chứng minh sự chữa lành của nghệ thuật đối với các thương chấn về tâm sinh lý, đặc biệt ở khía cạnh phân tâm học và thải trừ các mặc cảm, ẩn ức.

Lý thuyết rối não là vậy, còn nói nôm na thì bệnh gì đọc sách bệnh nấy, ẩn ức nào xem tranh ấy. Những bức tranh chủ đề thương chấn có khả năng đi từ “đồng bệnh tương lân” đến “đồng thanh tương ứng”, để cùng nhau nói ra tiếng lòng, để giải toả, buông xả.

“Không biết triển lãm “Xứ thần kinh” của Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Hữu Long, Nguyễn Trung Kiên, Trần Hữu Nhật có giúp ai chữa lành được không, hạ hồi phân giải. Nhưng với chính họ, đây là cuộc giãi bày của những thương chấn, mà đôi khi không vẽ ra, họ có thể bị điên”, ông Lý Đợi nhận định.

Xem ở khía cạnh này, nhiều bức tranh trong triển lãm này như một phim chụp cắt lớp não trạng của chính họ, nơi các thương chấn được bày biện ra. Người xem trở thành bác sĩ đọc phim, chẩn đoán và bắt bệnh.

Xem ở khía cạnh này thấy “Xứ thần kinh” thật lạ, vì khá nhất quán về tâm thần và tinh thần của 4 hoạ sĩ. Trước đây họ vẽ khác và khác nhau, tự dưng đến triển lãm này thì “đồng bệnh tương lân”.

Mà những thương chấn này, đâu phải là chuyện của riêng họ, bởi các không gian sống như hiện tại đang đè nặng, trì níu, dằn xé, mang đau khổ… đến cho nhiều người những thương chấn tương tự.

Triển lãm được tổ chức tại không gian nghệ thuật Mây Artspace (36/70 Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh – TPHCM) đến hết ngày 23/10.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm