Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 26/10/2022

Xu hướng "xoay trục" trung tâm logistics toàn cầu về châu Á

Ảnh hưởng của Covid-19, gián đoạn hàng loạt chuỗi cung ứng tạo ra những nút thắt làm cản trở dòng chảy liền mạch của hàng hóa và nguyên liệu thô cung cấp sức mạnh cho nền kinh tế toàn cầu. Khi những tác động này xuất hiện, nhiều doanh nghiệp logistics nhận ra tiềm năng của thị trường châu Á.

Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey cho biết sau đại dịch, châu Á được cho là hồi phục nhanh hơn những nơi khác về mặt kinh tế. Trước sự phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia ở châu Á trong bối cảnh hiện tại, nhiều thương hiệu toàn cầu đang xem xét lại vị trí của khu vực trong chiến lược chuỗi cung ứng của họ. 

Theo đó, khu vực được dự báo sẽ trở thành trung tâm của các hoạt động logistics cả về tốc độ tăng trưởng và đầu tư. Về mặt tăng trưởng, châu Á sẽ chiếm khoảng 1/2 tăng trưởng thương mại của toàn cầu vào năm 2030. 

Ảnh minh hoạ 

Trong tổng tăng trưởng thị trường giai đoạn 2020-2025, thị trường logistics thương mại điện tử châu Á sẽ chiếm 57%. Dự kiến tăng trưởng GDP ở châu Á sẽ đạt 4,5%, cao hơn gấp 2 lần so với mức 2,0% trung bình của thế giới. Nhiều quốc gia châu Á được kỳ vọng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đột biến.  

Đến năm 2025, châu Á sẽ chiếm 30% lượng tiêu thụ toàn cầu. Trong đó, Ấn Độ, Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore sẽ vẫn là thị trường logistics hàng đầu tại châu Á. 

Hiện tại, ngành logistics ở Ấn Độ tăng trưởng hơn 10% mỗi năm. Ngân sách của Ấn Độ chi nhiều vào đầu tư cơ sở hạ tầng, các kế hoạch cải thiện khả năng kết nối đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa đang diễn ra. 

Các cảng của Ấn Độ xử lý 95% hoạt động thương mại của đất nước, đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng quốc tế. Ấn Độ hiện đang cho phép 100% FDI cho việc xây dựng và bảo dưỡng các cảng, cùng với sự hỗ trợ thuế của chính phủ. Với sự tham gia nhiệt tình hơn từ khu vực tư nhân và chính phủ, cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài trong chuỗi cung ứng tại Ấn Độ đang tăng lên. 

Tại Singapore, với vị trí địa lý thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, đảo quốc này sở hữu các bến cảng và sân bay hoạt động suốt năm. Kết hợp với kết cấu hạ tầng hiện đại, Singapore là điểm trung chuyển “nhộn nhịp” của tàu biển năm châu về hội tụ.  

Singapore được coi như một vị trí đắc địa cho các hãng logistics lớn, với 25 hãng hàng đầu trong ngành đang hoạt động tại đây. Hiện tại, Singapore đang có liên kết với 200 hãng tàu đến 600 cảng ở 123 quốc gia, với các chuyến đi hàng ngày đến hầu hết các cảng lớn trên toàn thế giới. 

Tương tự, sở hữu vị trí địa lý hoàn hảo, Hong Kong là cửa ngõ của thế giới đến Trung Quốc và ngược lại. Điều này tăng gấp đôi giá trị cho chuỗi cung ứng tại thành phố này. Hiện, sân bay Quốc tế Hồng Kông (HKIA) là một trong 10 sân bay được xếp hạng là sân bay bận rộn nhất thế giới. 

Ngoài ra, những thị trường như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan cũng đang dần cho thấy tiềm năng phát triển lớn. Đáng nói, Việt Nam có đủ tiềm năng trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới. 

Ngành logistics của Việt Nam đang có mức tăng trưởng đáng kể do sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, các lĩnh vực sản xuất và thương mại điện tử. Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi do nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận hàng đầu Agility công bố năm 2022, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng trong top 50 quốc gia đứng đầu. 

Ảnh minh hoạ 

Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam ước tính sẽ phát triển với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 7% từ năm 2021 đến 2026. Do đó, nếu không muốn bỏ lỡ các cơ hội tăng trưởng, các công ty logistics cần nắm bắt xu hướng chuyển dịch mạng lưới của ngành này. 

McKinsey dự đoán, các công ty logistics toàn cầu đã có sự hiện diện tại châu Á hay những doanh nghiệp có kế hoạch tập trung vào châu Á sẽ tăng trưởng tốt hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Bỏ lỡ tiềm năng phát triển tại châu Á, các doanh nghiệp sẽ lỡ sự phù hợp khi tiếp cận các nhu cầu của khách hàng bởi châu Á sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

McKinsey cũng đưa ra 4 giải pháp để giúp công ty logistics tại châu Á bắt lấy cơ hội bao gồm mua bán và sáp nhập, đầu tư chiến lược, IPO doanh nghiệp… Cụ thể, doanh nghiệp có thể nhanh chóng gia nhập thị trường nhờ việc mua bán và sáp nhập trong hoạt động logistics. Cùng với đó, họ cũng có thể mở rộng danh mục đầu tư kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Đọc thêm

Xem thêm