Thị trường hàng hóa
Viện Tăng trưởng của Đại học Harvard đã công bố bảng xếp hạng quốc gia theo Chỉ số Phức tạp kinh tế (ECI) – chỉ số đo lường sự đa dạng của năng lực sản xuất được thể hiện trong xuất khẩu của mỗi quốc gia. Chỉ số ECI càng cao, quốc gia càng ổn định, vì vậy nó còn được gọi là Chỉ số Tiến bộ kinh tế.
Trên toàn thế giới, ECI vẫn ổn định đáng kể bất chấp sự gián đoạn thương mại do đại dịch gây ra. Trong đó, Nhật Bản (2,27 điểm), Thụy Sĩ (2,17 điểm), Đức (1,96 điểm), Hàn Quốc (1,95 điểm) và Singapore (1,87 điểm) được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh nhất thế giới đến năm 2030.
Việt Nam xếp thứ 51, tăng 1 bậc so với năm 2020. Nếu tính trong giai đoạn 10 năm (2010-2020), chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã cải thiện 18 bậc với điểm ECI bình quân là 0,18 điểm.
Đặc biệt, nhìn vào triển vọng tăng trưởng dài hạn đến năm 2030, các nhà nghiên cứu dự đoán sẽ có 3 cực dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu là Châu Á, Đông Âu và Đông Phi. Cụ thể, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Campuchia và Malaysia được dự đoán sẽ phát triển nhanh nhất ở châu Á.
Những nước có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ nhất tại Đông Phi là Uganda, Tanzania và Mozambique. Trong khi Georgia, Litva, Belarus, Armenia, Latvia, Bosnia và Herzegovina, Romania và Albania sẽ dẫn đầu ở Đông Âu. Ngược lại, Mỹ Latinh, Caribe và Tây Phi được dự đoán sẽ phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng đầy thách thức.
Kết quả dự báo nói trên được Phòng Thí nghiệm tăng trưởng Harvard công bố ngày 26/7 trong dự án Bản đồ về sự phức tạp kinh tế. Khả năng tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia được đánh giá theo dữ liệu từ hơn 5.000 loại hàng hóa và dịch vụ.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm