Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:17 17/01/2023

Một năm nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

Cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện sự kiên cường khi trải qua một năm đầy biến động của kinh tế khu vực và toàn cầu, tô điểm cho bức tranh kinh tế Việt Nam 2022 với những gam màu tươi sáng.

Vững vàng trong một thế giới rung lắc dữ dội

Kinh tế thế giới 2022 đã phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao.

Khởi đầu từ tháng 12/2021, Trung Quốc tăng cường phòng chống dịch Covid-19, áp dụng các biện pháp mạnh chưa từng có, liên tiếp dừng hoạt động thông quan tại nhiều cửa khẩu. Bất ổn ở Trung Quốc gây ra những bất lợi cho kinh tế thế giới và lan rộng ra các nền kinh tế khác, gây suy giảm hoạt động sản xuất và phân phối ra thị trường toàn cầu.

Năm 2022 chứng kiến lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ. “Cơn bão” lạm phát, vốn hình thành từ giữa năm 2021, đã kéo dài hơn dự báo và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

IMF đã cảnh báo về "những đám mây bão trên đường chân trời" đối với nền kinh tế toàn cầu. (Ảnh: IMF)

Hầu hết các quốc gia thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu đều ghi nhận tỷ lệ này vượt mốc mà các Ngân hàng Trung ương đề ra, thậm chí còn liên tiếp lên mức cao nhất trong nhiều thập niên, kể cả các nước phát triển. Có tới hơn 43% số quốc gia trên thế giới ghi nhận lạm phát ở hai chữ số.

Một số nguyên nhân chính được cho là “chất xúc tác” đẩy lạm phát lan rộng trên phạm vi toàn cầu, bao gồm sự thiếu hụt nguồn cung, khan hiếm lao động sau đại dịch COVID-19 và các cú sốc giá cả liên tiếp do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã nâng lãi suất 7 lần năm nay, đưa lãi suất tham chiếu lên cao nhất kể từ năm 2007. Theo thống kê của hãng tin Bloomberg, khoảng 90 Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã nâng lãi suất trong năm nay và một nửa trong số đó tăng lãi suất ít nhất là 75 điểm cơ bản mỗi lần. Việc tăng lãi suất ở nước phát triển sẽ luôn tác động đến các nước có thu nhập thấp và có thể thắt chặt những điều kiện tài chính bên ngoài đối với những thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.

Năm 2022 còn chứng kiến nhiều sự biến động về tài chính, tiền tệ khác như: OPEC+ cắt giảm sản lượng mạnh nhất kể từ năm 2020, Euro ngang giá USD lần đầu tiên sau 20 năm, Năm "thảm họa" của thị trường tiền số, Giá vàng chạm mức cao nhất mọi thời đại.

Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu. Áp lực từ lạm phát, cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng do chiến tranh và lãi suất cao đang đẩy kinh tế thế giới đến bờ vực suy thoái.

Có thể nói, 2022 là một năm chưa từng có trong tiền lệ, với bức tranh ảm đạm của kinh tế thế giới. Việc kinh tế Việt Nam năm 2022 không bị suy thoái trong đại dịch và phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ đã khẳng định nội lực và khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế.

Những con số ấn tượng

Tăng trưởng GDP nhanh hơn dự kiến, Việt Nam nâng hạng tín nhiệm là những sự kiện đáng chú ý của kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

GDP cao kỷ lục

Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 8,02% trong năm nay, mức cao kỷ lục trong giai đoạn 2011-2022 khi nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ.

Ảnh minh họa

Trong bức tranh chung của tăng trưởng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn năm qua có bước phát triển tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây là những kết quả ấn tượng trong bối cảnh đà tăng trưởng của kinh tế thế giới đang suy yếu, lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao.

Các tổ chức quốc tế nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam

Năm 2022, ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới là Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch Ratings đã có những đánh giá tích cực về xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Vào ngày 6 tháng 9, Moody’s đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, và thay đổi triển vọng thành ổn định.

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á-Thái Bình Dương và là một trong bốn quốc gia trên thế giới được Moody’s nâng xếp hạng.

Liên tục điều chỉnh lãi suất điều hành, tỷ giá hối đoái

Lần đầu tiên, chỉ trong vòng hơn 1 tháng (từ 23/9 đến 25/10), Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất điều hành và tỷ giá, trong đó hai lần tăng trần lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi, tỷ giá USD/ Biên độ giao dịch VND mở rộng từ +/-3% lên +/-5%.

Sự điều hành linh hoạt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã góp phần kiềm chế lạm phát, củng cố niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư vào môi trường đầu tư Việt Nam.

Nhiều kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán

Năm 2022, VN-Index lần đầu tiên vượt mốc 1.500 điểm nhưng đã tụt xuống dưới 900 điểm trong vòng hơn 6 tháng. VN-Index trở thành một trong những chỉ số biến động mạnh nhất thế giới.

Trong 11 tháng đầu năm, nhà đầu tư cá nhân đã mở mới gần 2,5 triệu tài khoản chứng khoán, con số lớn nhất trong lịch sử 22 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong các tháng tổng hợp từ VSD (ảnh Internet)

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 700 tỷ USD

Theo số liệu của Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước và vượt kết quả năm 2021 (668,5 tỷ USD). Vào giữa tháng 12, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước cán mốc 700 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD. Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có tới 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%.

Kiềm chế lạm phát tốt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu điêu đứng vì lạm phát

Có thể nói, điểm sáng nhất của kinh tế Việt Nam trong năm 2022 chính là khả năng giữ lạm phát ở mức tương đối thấp khi các quốc gia trên thế giới đang phải vật lộn với lạm phát phi mã và giá cả leo thang. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng năm 2022 tăng 3,02%, cả năm dự báo dưới 4%. Nỗ lực chống lạm phát của Việt Nam được nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế đánh giá cao.

Năm 2022 có thể coi là một phép thử kinh tế: Các hoạt động kinh tế quan trọng có thể phục hồi về mức trước đại dịch Covid - 19 hay không? Và các doanh nghiệp và nhà quản lý Việt Nam đã học và áp dụng một số bài học từ đại dịch chưa? Câu trả lời chắc chắn cho những câu hỏi này là “có”.

Những quyết định về việc mở rộng không gian hợp tác mới trong một thế giới đầy biến động, cùng với chính sách linh hoạt từ phía Chính phủ và sự nỗ lực chuyển mình của các doanh nghiệp Việt Nam là những câu chuyện đằng sau những con số kỳ tích trong năm 2022.

Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững

Năm 2022 chứng kiến sự gia nhập và tái gia nhập thị trường của 208.300 doanh nghiệp, tăng 30,3% so với năm 2021. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực đã trở nên linh hoạt hơn, đón đầu các xu hướng kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu.

Cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực trong việc nhanh chóng ổn định và khôi phục sản xuất sau khi kiểm soát được dịch Covid-19, tạo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu, khai thác triệt để các thị trường truyền thống như Mỹ, Trung Quốc, đồng thời mở rộng sang các thị trường mới.

Các doanh nghiệp xuất khẩu đã tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Năm 2022 cũng xác nhận một sự thay đổi quan trọng trong hành vi của người tiêu dùng và vai trò quan trọng của thương mại điện tử. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng nhanh đối với “mệnh lệnh kỹ thuật số” trên nhiều lĩnh vực, tích cực đầu tư cả nhân lực và tài chính cho chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế tri thức.

Là điểm sáng của kinh tế Việt Nam 2022, các doanh nghiệp chế biến chế tạo đã nỗ lực chuyển đổi mô hình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất công nghiệp theo hướng phát triển bền vững, hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, phát triển trên thế giới, tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ảnh minh họa

Mặc dù đạt kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2022, năm 2023 được dự đoán có cả thời cơ, thuận lợi, thách thức, khó khăn đan xen. Doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có quy mô nhỏ, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh hạn chế, do đó vẫn là đối tượng dễ bị tổn thương trước những khó khăn kinh tế toàn cầu đang đổ dồn vào nước ta.

Những dự báo về bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2023 vẫn rất ‘u ám’ với nhiều khó khăn và diễn biến khó đoán định. Tuy nhiên, bên cạnh những cơn gió ngược cũng xuất hiện những cơn gió xuôi mang nhiều tiềm năng như việc đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp điện tử; Trung Quốc mở cửa trở lại hay ASEAN - thị trường lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối khả quan.

Việt Nam là nền kinh tế mở, vì vậy mỗi doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội và có giải pháp thích ứng ngay từ đầu để “vượt bão” thành công trong năm 2023.

 

Đọc thêm

Xem thêm