Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:00 15/09/2022

Mô hình D2C kết hợp với Thương mại điện tử - Đòn bẩy mới cho doanh nghiệp

Mô hình D2C trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) đang dần trở thành một xu hướng chung của toàn ngành. Nhiều doanh nghiệp đang gấp rút hoàn thiện mô hình D2C để duy trì tăng trưởng doanh thu và xem như đây là giải pháp để tạo ra sự khác biệt và hiệu quả trên thị trường trong tương lai.

Mô hình D2C (Direct to Customer) trong những năm gần đây là một thuật ngữ còn khá mới mẻ với nhiều người, nhưng đối với các doanh nghiệp thì nó lại là một mô hình cực kỳ hiệu quả trong kinh doanh. Hình thức kinh doanh này cho phép doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng (qua cửa hàng chính hãng, website, thương mại điện tử) mà không cần qua bất kì một kênh phân phối nào khác. 

Ảnh minh hoạ 

Những ngành hàng phù hợp với mô hình này nhất có thể kể đến như giày dép, mỹ phẩm, đồ gia dụng,… Trong năm 2017, mô hình D2C tăng trưởng 34% và hiện chiếm 13% tổng thị trường E-Commerce (Thương mại điện tử). Tại Việt Nam, các doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C thành công có thể kể đến như Canifa, Juno trong lĩnh vực thời trang, Vitayes, Saffron trong lĩnh vực mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe. 

Lợi thế lớn của mô hình bán hàng này chính là tiết kiệm được chi phí khi phân phối qua các đại lý, gian hàng, tăng độ tin cậy của khách hàng về sản phẩm (không lo mua phải sản phẩm giả). Ngoài ra, các thương hiệu theo mô hình D2C nắm bắt được data của khách hàng, hành vi, sở thích, thói quen mua hàng của họ một cách chính xác nhất.  

D2C có nhiều thế mạnh hơn so với các mô hình kinh doanh truyền thống. Phương pháp thương mại điện tử D2C cho phép nhà sản xuất kiểm soát tốt hơn quá trình tiếp thị và phương thức bán hàng, cũng như tương tác trực tiếp với khách hàng. Điều này giúp các công ty kết nối với khách hàng sâu hơn khiến khách hàng cảm thấy gần gũi hơn với thương hiệu, thiết lập một kết nối cảm xúc. Nhờ D2C, doanh nghiệp có thể kiểm soát nhận thức của khách hàng với thương hiệu. 

Để thương mại điện tử thành công trong thế giới đa kênh, khách hàng phải được cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho dù họ mua sắm bằng cách nào. Thế giới kỹ thuật số được điều chỉnh xung quanh việc xây dựng một thương hiệu uy tín là cách để doanh nghiệp đảm bảo hiểu người tiêu dùng nhiều hơn, thông qua việc tiếp cận dữ liệu có liên quan. 

Bởi giao tiếp trực tiếp với khách hàng qua mọi kênh của quá trình mua hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu về sở thích của khách hàng. Tìm hiểu hành vi mua hàng của người tiêu dùng giúp nhà sản xuất mở rộng phạm vi sản phẩm, cải tiến sản phẩm hiện có và cung cấp dịch vụ tốt hơn theo nhu cầu. 

Từ việc toàn quyền kiểm soát quy trình bán hàng, đáp ứng người tiêu dùng ở mọi kênh và có dữ liệu trực tiếp sẽ làm phong phú thêm dịch vụ của công ty. Phương pháp D2C tạo ra nền tảng phù hợp cho trải nghiệm cá nhân hóa đồng thời cải thiện mối quan hệ với khách hàng và đảm bảo tỷ lệ giữ chân khách hàng cao. 

Thương hiệu ngách Dear Me của Unilever là một ví dụ nổi bật về việc áp dụng mô hình D2C thành công. Tại Inveon (Thổ Nhĩ Kỳ), công ty đã thực hiện các quy trình thâm nhập thị trường, nội địa hóa và xây dựng chiến lược cho thương hiệu trong việc mở rộng tại một quốc gia mới. Dear Me cung cấp trải nghiệm cho người tiêu dùng để tạo hỗn hợp trà theo tâm trạng của họ và thưởng thức danh sách phát Spotify được cá nhân hóa. 

Ảnh minh hoạ 

Hay trước sự ra mắt của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với người tiêu dùng như Harry's và Dollar Shave Club, Gillette (Hãng dao cạo Procter & Gamble) bắt đầu cung cấp cho người tiêu dùng dịch vụ đăng ký dao cạo độc quyền thông qua mô hình D2C của họ. Khi đăng ký, người mua hàng sẽ chọn một gói giao hàng phù hợp với các tiện ích bổ sung tùy chọn như kem cạo râu hoặc kem dưỡng da. Ngoài ra, người mua hàng có thể tùy chỉnh bộ dụng cụ và kế hoạch giao hàng theo ý muốn. 

Ví dụ về thành công của các thương hiệu được đề cập ở trên, làm nổi bật cách các chiến lược bán hàng trực tuyến không ngừng phát triển và tầm quan trọng của việc luôn phù hợp với nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng. Hơn bao giờ hết, xu hướng cung cấp cho người dùng những trải nghiệm trực tuyến và trực tiếp tốt nhất có thể được đặt lên hàng đầu. 

Nhiều thương hiệu đang tích hợp các chiến lược tiếp cận thị trường để cạnh tranh bao gồm mô hình D2C và áp dụng tiến bộ kỹ thuật số trong thương mại điện tử. ️D2C tuy có mang lại những lợi thế lớn nhưng mô hình này cũng vấp phải không ít khó khăn. 

Đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu chuyển đổi, mô hình này đã tạo ra “một cuộc chơi mới” đó là cuộc chơi về sự gia tăng trải nghiệm đồng nhất đến khách hàng và các giá trị cộng thêm tăng sức cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp nào có thể làm tốt câu chuyện kiểm soát từ việc sản xuất, marketing, phân phối cho đến chăm sóc khách hàng thì sẽ chiến thắng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm