Thị trường hàng hóa
Trước những thay đổi từ thói quen mua sắm sản phẩm, các doanh nghiệp đều có thể thấy được tác động rõ ràng đến từ 4 nhân tố F (Friends: Bạn bè, Families: Gia đình, Facebook: Đại diện mạng xã hội, Follower: Nhóm theo dõi) ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào đến người tiêu dùng trong quá trình thu hút, tìm hiểu, chọn mua và tiếp tục mua.
Trước đây khoảng những năm đầu 2000, khi các doanh nghiệp sản xuất ít hơn, kênh phân phối cũng không nhiều người tham gia thì việc phát triển sản phẩm và đưa đến tay người tiêu dùng được thực hiện tuần tự theo thứ tự trong kênh và với mỗi vai trò hầu hết sẽ chỉ thực hiện đúng nhiệm vụ ở vị trí của mình.
Nhưng chỉ trong thời gian ngắn khoảng 10 năm trở lại đây rõ ràng nhu cầu thị trường tăng lên nhanh và đa dạng hơn rất nhiều, trong khi chuỗi sản xuất và cung ứng thì liên tiếp xuất hiện những nhân tố cạnh tranh mới tích cực hơn, chính điều này đã đòi hỏi các doanh nghiệp làm phân phối cần nhanh chóng thay đổi tư duy và chủ động hơn trong các vấn đề của cả một chuỗi cung ứng chứ không còn làm tốt đúng vai trò vị trí như trước đây.
Khoảng 1 tuần qua kể từ lúc xác lập mức giá xăng dầu vượt ngưỡng 30.000 đồng/ lít, rất nhiều người làm trong ngành hoá chất hỏi chúng tôi liệu giá sản phẩm có lên nữa không, trong khi có công ty lại vừa đưa ra chương trình khuyến mại giảm giá. Những tưởng sự nghịch lý thị trường đang diễn ra trái chiều giữa những luồng thông tin khác nhau thì lại cực hợp lý đến từ cung – cầu. Giá đầu vào tăng nhưng vẫn tung khuyến mại thì thấy ngay lượng cung đang dư và như vậy đòi hỏi người tham gia vào thị trường phải thực sự có cho doanh nghiệp mình bức tranh toàn cảnh hơn thay vì chỉ mua đi, bán lại phụ thuộc vào thị trường.
Với vai trò tư vấn và quản trị các hệ thống doanh nghiệp cả sản xuất và thương mại, chúng tôi thấy rằng các doanh nghiệp tham gia vào kênh phân phối cần đi theo 3 chữ “T” để có thể tạo ra sức cạnh tranh ổn định và đứng vững trước những thách thức của thị trường đang vốn đã quá khó khăn lại chồng thêm khó khăn đến từ xung đột quốc gia.
Rõ ràng trong trong cạnh tranh thì các sản phẩm mang thương hiệu mạnh, mang nhiều giá trị hơn sẽ luôn chiếm ưu thế. Một sản phẩm tương cà như Heinz đôi khi chỉ ra tăng thêm giá trị từ việc đổi đầu nắp để thuận tiện lấy tương cà mỗi khi gần hết đã tạo ra những sự bứt phá không tưởng và rõ ràng lúc này kênh phân phối nếu biết và hợp tác cùng các thương hiệu mạnh thì sự ổn định thị trường và cơ hội phát triển sẽ được duy trì mặc dù có những thời điểm việc phân phối các sản phẩm có thương hiệu luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về mặt giá/ lợi nhuận đến từ các đối thủ khác.
Chọn những đơn vị có chiều sâu phát triển, có những giá trị mới – tư tưởng mới – con đường mới luôn là mục tiêu để công ty phân phối cần tập trung vào thay vì chia sẻ sự tập trung ra quá nhiều thương hiệu và đối tác.
Điều này là vô cùng quan trọng khi mà “buôn có bạn, bán có phường”, nhìn vào ngành dược ở Việt Nam chúng ta có thể thấy ngay khi mà khung lợi nhuận và các yếu tố cạnh tranh luôn được đặt ở các ngưỡng ổn đinh. Một doanh nghiệp thuộc top đầu thị trường vẫn luôn để cơ hội để các sản phẩm mới khi ra thị trường có thể tồn tại nếu sản phẩm có tính mới chứ không bị những rào cản quá lớn đến từ giá hay sức ép lợi nhuận.
Như vậy doanh nghiệp phân phối luôn cần tư tưởng “tập thể” cũng không thể làm khác khi các khung chi phí xuất, nhập và giao vận, chăm sóc đều được đưa đến những con số tiệm cận nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì không lý gì các doanh nghiệp chọn giải pháp tự làm khó cho mình bằng việc hạ giá thành thông qua hạ lợi nhuận một cách kéo dài. Một doanh nghiệp phân phối mạnh là một doanh nghiệp hướng tới một cộng đồng phân phối. ư
Chữ “T” thứ ba có lẽ cũng là quan trọng nhất trong thời kỳ marketing 4.0, điều đó có thể thấy ngay khi trước đây doanh nghiệp làm phân phối chủ yếu chỉ đi tìm và giao cho điểm bán là hoàn thành nhiệm vụ, nhưng giờ chính những doanh nghiệp làm phân phối cũng phải hiểu một cách sâu sắc về thị trường tiêu dùng và tập quán sử dụng đến những hành vi mua từ nhóm bên dưới. 4 nhân tố F đã tạo ra những cộng đồng và đây đang là xu hướng tiếp thị của những nhà sản xuất và vai trò của kênh phân phối lúc này cần phải đứng cùng nhà sản xuất ngay cả trong tư tưởng nỗ lực để đưa sản phẩm ra thị trường hay tham gia vào các nhóm, hội để phát triển.
Chúng tôi đã gặp những chủ cửa hàng bán sơn nhưng lại không chủ động tiếp thị hoặc chỉ định sản phẩm sơn của mình đang bán mà để người mua hàng/ thợ thi công tự chọn theo ý của mình thì như vậy yếu tố tập quán/ thói quen chưa được hình thành ngay chính trong tư tưởng của người làm kênh phân phối.
Và như ở trên 4 nhân tố F đang đưa thị trường đến một hướng cạnh tranh và tạo thói quen tiêu dùng mới, cách lựa chọn sản phẩm mới đòi hỏi sự thay đổi nỗ lực của các doanh nghiệp làm kênh phân phối trong thời đại marketing 4.0 cần luôn tập trung với những thương hiệu có nhiều giá trị, cùng hướng tới cộng đồng phân phối và quan trọng hơn hết phải luôn hình thành thói quen mới để kịp thời cung ứng những giá trị, giải pháp cho cộng đồng xã hội. Nếu làm được điều đó, doanh nghiệp làm phân phối sẽ bứt phá thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm