Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:53 15/07/2022

Bức tranh phát triển thị trường trong nước 6 tháng đầu năm 2022

6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận những nỗ lực của ngành Công Thương trong vượt qua khó khăn để ổn định, giữ vững và phát triển thị trường trong nước.

Kết quả là, thị trường trong nước tiếp tục được củng cố, là điểm tựa vững chắc cho các lĩnh vực sản xuất vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2022 với một trong những giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo điều hành là tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế xã hội”.

Ổn định cung cầu và giá cả hàng hóa

Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Công thương sáng ngày 14/7, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương khẳng định, nửa đầu năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành. Có thể nhận thấy trong 6 tháng vừa qua, những tồn tại, hạn chế, bất cập khách quan của năm 2021 đã được khắc phục, lĩnh vực thị trường trong nước lấy lại đà phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu tại hội nghị

Cụ thể, quy mô và dung lượng thị trường những tháng đầu năm liên tục gia tăng, đạt mức tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ năm trước. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021 (trong khi mục tiêu tăng trưởng của cả năm 2022 là 8%).

Riêng tháng 6, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 472 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng vẫn tăng 7,9%, đây là mức tăng khá cao trong nhiều năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng quy phạm pháp luật về phát triển thị trường trong nước tiếp tục được rà soát và ưu tiên triển khai. Trong 6 tháng đầu năm, thực hiện nhiệm vụ được giao, Vụ Thị trường trong nước đã tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phương án sửa đổi, hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước trong lĩnh vực này như xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ; Xây dựng Thông tư thay thế Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại cho phù hợp với tình hình hiện nay; Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí...

Ông Đông cho biết thêm, nửa đầu năm, các giải pháp điều tiết cung cầu, bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu và bình ổn thị trường nhanh chóng được triển khai phục vụ cuộc sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp.

Cụ thể, về công tác điều tiết cung cầu, bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu và lưu thông hàng hóa trên thị trường, trong 6 tháng đầu năm 2022, lưu thông hàng hóa trên thị trường không còn chịu tác động quá lớn của dịch bệnh Covid-19. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân dần hồi phục, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng. Tuy nhiên, thị trường hàng hóa trong nước cũng chịu tác động của thị trường thế giới nhưng nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt trong những giai đoạn nhu cầu tăng mạnh như Tết Nguyên đán, giai đoạn mùa vụ sản xuất...

Trong giai đoạn cao điểm, nhu cầu tăng mạnh như Tết Nguyên đán, các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường được Vụ Thị trường trong nước triển khai kịp thời. Theo đó, Bộ Công Thương chỉ đạo các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, chủ động rà soát cung cầu hàng hóa, chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa kể cả trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Trước tình hình doanh nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn kéo dài từ năm trước do tác động của dịch Covid-19, có những thời điểm sức mua trên thị trường sụt giảm, nguồn cung nông sản diễn biến phức tạp, đôi khi thiếu cục bộ, mất hợp đồng và khó khăn trong cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động, nhất là chi phí bán hàng, vận chuyển, dự trữ, bảo quản, lưu kho, chi phí môi trường…, Vụ đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, kịp thời đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; xử lý, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thu mua của các hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ sản xuất; tổ chức các hoạt động kết nối với hệ thống các cơ sở chế biến, phân phối trên các địa bàn.

Cụ thể, Vụ đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ các loại nông sản sản xuất tập trung, có sản lượng lớn, mang tính mùa vụ cao của các địa phương; Hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu của các địa phương trên cả nước; Theo dõi, nắm bắt thông tin về tình hình thương nhân nước ngoài thu mua nông sản trái phép tại Việt Nam để tham mưu lãnh đạo Bộ hướng xử lý cũng như đề xuất, kiến nghị với Chính phủ để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Riêng về công tác bình ổn thị trường, Vụ Thị trường trong nước đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc các bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình bình ổn thị trường, chú trọng bảo đảm nguồn cung thịt lợn với giá cả ổn định; thực hiện chương trình kết nối cung cầu, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm... nhờ đó nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu Tết luôn được bảo đảm, giá hàng hóa không có biến động bất thường.

“Thực tế nhiều năm qua cho thấy, công tác bình ổn thị trường, chủ động nguồn cung hàng hóa trong nước có vai trò đặc biệt quan trọng không những trong thời kỳ dịch bệnh mà còn rất quan trọng trong phòng chống thiên tai, bão lũ hàng năm cũng như ứng phó với diễn biến tiêu cực từ thị trường thế giới. Những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy, mạng lưới phân phối hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu trong nước đã được thiết lập ổn định, chặt chẽ cùng với kinh nghiệm triển khai các hoạt động bình ổn thị trường, hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ hàng Việt rất nhiều năm nay của các địa phương, doanh nghiệp nên chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu trong nước đã được duy trì khá vững chắc, kể cả trong những tình huống thị trường bị tác động mạnh bởi những diễn biến tiêu cực như thời gian vừa qua” – ông Đông khẳng định.

Đảm bảo nhu cầu và điều hành tốt giá cả mặt hàng xăng dầu

Riêng với mặt hàng xăng dầu, thời gian qua, xu hướng tăng giá xăng dầu trên thị trường thế giới đã tác động mạnh đến giá xăng dầu trên thị trường trong nước. Để hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, trong công tác điều hành giá xăng dầu thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới.

Đảm bảo ổn định thị trường và điều hành giá hiệu quả mặt hàng xăng dầu

Đồng thời, sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước. Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành tiếp tục rà soát, đề xuất giảm thêm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để giảm giá mặt hàng xăng dầu trong nước, hỗ trợ cho đời sống của nhân dân, doanh nghiệp, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu thực hiện chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch của Chính phủ.

Nhiều giải pháp ổn định thị trường trong nước 6 tháng cuối năm

Nửa cuối năm, tình hình thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp, nhất là căng thẳng chính trị giữa các nước lớn, xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine cũng như tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp diễn tại nhiều nước trên thế giới, sự phục hồi kinh tế tại các quốc gia thiếu ổn định, không đồng đều, giá dầu thô và nhiều loại hàng hóa cơ bản khác có xu hướng tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, vận tải, logistics… Các yếu tố này sẽ tiếp tục tác động mạnh đến thị trường hàng hóa trong nước do nền kinh tế Việt Nam hiện nay có độ mở lớn, nhiều hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài. Xu hướng gia tăng giá cả các loại hàng hóa và lạm phát kỳ vọng có thể ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực thị trường trong thời gian tới.

Để góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, từ nay đến cuối năm, Vụ Thị trường trong nước xác định sẽ tích cực thực hiện hiệu quả một số giải pháp chủ yếu như tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật về phát triển thị trường trong nước, nhất là Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP để tạo đột phá cho công tác quản lý và phát triển chợ;

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, kịp thời có giải pháp ứng phó khi thị trường có biến động bất thường. Phối hợp với các địa phương chủ động xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu người dân, nhất là trong những tháng cuối năm và dịp cao điểm Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá...

Đặc biệt, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, UBND và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, đơn vị có liên quan trên cả nước để bảo đảm nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường, nhất là mặt hàng xăng dầu.

Phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch.

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong việc cân nhắc thời điểm, mức điều chỉnh các mặt hàng nhà nước quản lý giá cho phù hợp, đặc biệt là việc điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu, tránh gây tác động cộng hưởng và tâm lý chung tới thị trường hàng hóa khiến CPI tăng sốc.

Phối hợp với các đơn vị truyền thông trong và ngoài Bộ cung cấp thông tin đầy đủ đến người dân về tình hình giá cả thị trường, các điểm bán hàng bình ổn, tình hình nguồn cung... để tạo tâm lý ổn định cho người tiêu dùng, xử lý kịp thời các thông tin sai lệch gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm