Thị trường hàng hóa
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Bộ Y tế, các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực.
Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có tỷlệ tử vong cao hơn.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh đậu mùa do vi rút (một loại vi rút truyền từđộng vật sang người) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa trước đây.
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng cho biết, vật chủ động vật bao gồm các loài gặm nhấm và động vật linh trưởng không phải con người.
Vi rút đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người, qua dịch tiết của động vật nhiễm bệnh, bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của vết thương.
Vi rút đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người xảy ra khi tiếp xúc gần và lâu với người nhiễm bệnh.
Các con đường lây truyền bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp khi tiếp xúc trực diện hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da của người bị bệnh và đồ vật ô nhiễm.
Với các dịch tiết trên da tồn tại trong thời gian cách ly kéo dài cho đến khi các tổn thương đóng vảy, bong vảy và hình thành một lớp da non bên dưới.
Cũng theo Bộ Y tế, người bệnh mắc đậu mùa khỉ sẽ khiến các nhân viên y tế, thành viên trong gia đình và những người xtiếp xúc gần khác của các ca bệnh đang hoạt động có nguy cơ cao bị lây nhiễm.
Khi giặt, giũ đồ vải, trải ga giường hoặc các hoạt động gây xáo trộn đồvải khác có thể làm phát những hạt tiểu phần da này vào không khí.
Ngoài dữ liệu lây truyền đậu mùa khỉ qua đồ vải ô nhiễm, hiện có rất ít dữliệu về lây truyền đậu mùa khỉ qua các loại môi trường bề mặt ô nhiễm khác.
Vi rút đậu mùa khỉ có thể tồn tại trên nhiều loại bề mặt môi trường khác nhau trong khoảng 1ngày đến 56 ngày tùy thuộc nhiệt độ, độ ẩm phòng.
"Trong đợt bùng phát năm 2022, nhiều ca bệnh xảy ra do lây truyền khi quan hệ tình dục hoặc quan hệ thân mật, có thể do tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương đậu mùa khỉ hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở đường hô hấp của người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ hiện nay là nam giới có quan hệtình dục đồng giới và người song tính" - hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ.
Cũng theo Bộ Y tế, cách ly người bệnh xác định nhiễm hoặc ca bệnh nghi ngờ, xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu màu khỉ từ khu sàng lọc được chuyển về Khoa Truyền nhiễm hoặc khu cách ly của cơ sở khám chữa bệnh.
Trong quá trình vận chuyển người bệnh phải cho người bệnh mang khẩu trang, che các nốt phỏng và báo trước cho nơi sẽ chuyển người bẹnh đến.
Các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh bố trí sẵn sàng một buồng cách ly để sử dụng khi phát hiện người bệnh nội trú nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hoặc để điều trị người bệnh vừa hoặc nhẹ kèm theo bệnh chuyên khoa mà không thể chuyển về đơn vị riêng điều trị đậu màu khỉ của cơ sở khám chữa bệnh.
Tùy theo tình hình bệnh dịch, có thể tăng số buồng cách ly cho người bệnh đậu mùa khỉ tại đơn vị lâm sàng.
Buồng cách ly bệnh nhân phải được dán biển cảnh báo “Buồng cách ly” và nêu rõ các biện pháp cách ly cần áp dụng, giường bệnh cách nhau tối thiểu 1 mét.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm