Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:34 01/10/2024

ADB: Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

DNVN - Theo ADB, Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Điều này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngành như xây dựng, sản xuất và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á vừa được ADB công bố tại họp báo “Cập nhật kinh tế Việt Nam” sáng ngày 25/9. Báo cáo nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nửa đầu năm 2024, do sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại phục hồi ấn tượng. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước còn yếu và triển vọng kinh tế toàn cầu tăng chậm tiềm ẩn một số bất ổn.

“Dự báo tăng trưởng kinh tế được giữ nguyên ở mức 6% trong năm nay và 6,2% vào năm 2025. Lạm phát dự kiến vẫn ở mức 4% trong cả hai năm do áp lực kéo dài từ căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, báo cáo cho biết.

Cũng theo ADB, công nghiệp định hướng xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam. Các đơn đặt hàng mới dần quay trở lại và tiêu dùng phục hồi đã khôi phục tăng trưởng sản xuất trong nửa đầu năm 2024 và đà tăng mạnh mẽ hơn được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong cả năm.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng sản xuất tăng nhẹ vào tháng 8 và tiếp tục đà mở rộng cho thấy sự phục hồi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Nhu cầu ngoại đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp.

ADB họp báo“Cập nhật kinh tế Việt Nam”.

Tuy nhiên, triển vọng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm cũng tạo ra một số bất ổn cho nền kinh tế. Công nghiệp được dự báo tăng trưởng 7,3% trong năm 2024 và tiếp tục mở rộng ở mức 7,5% vào năm 2025. Xây dựng sẽ tiếp tục tăng nếu các dự án cơ sở hạ tầng lớn được triển khai theo kế hoạch.

Các lĩnh vực khác được dự kiến tăng trưởng ở mức khiêm tốn. Dự kiến dịch vụ sẽ tiếp tục tăng 6,6%, nhờ sự phục hồi của du lịch và các dịch vụ liên quan. Trong tháng 8/2024, doanh số bán lẻ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng doanh số 8 tháng đầu năm 2024 lên 8,5% theo giá hiện hành (5,3% theo giá thực tế). Mức tăng này vẫn thấp hơn mức 10,3% của cùng kỳ năm trước cho thấy nhu cầu trong nước còn yếu.

Về phía cầu, chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục hỗ trợ tiêu dùng hiện đang ở mức thấp. Đầu tư công sẽ có vai trò then chốt đối với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Tiếp tục chính sách hỗ trợ tài khóa và gia tăng đầu tư công sẽ góp phần kích cầu hơn nữa trong nửa cuối năm 2024.

Vấn đề tồn tại trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục gây áp lực giảm đối với lĩnh vực bất động sản – là một lĩnh vực chính của tiêu dùng trong nước trước đây. Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ vẫn tương đối yếu trong giai đoạn 2024–2025.

Về FDI, dòng vốn FDI tích cực sẽ là động lực tăng trưởng chính. FDI tiếp tục tăng và hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu. Vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 20,5 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số này, 13,6 tỉ USD (77%) được dành cho các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, thúc đẩy hơn nữa việc mở rộng xuất khẩu.

Ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ thâm hụt nhẹ vào cuối năm 2024. Quốc hội đã thông qua việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng có hiệu lực đến hết năm 2024. Chính sách tài khóa mở rộng dự kiến sẽ tiếp tục, mặc dù việc thực hiện chi tiêu từ ngân sách vẫn chậm.

“Các biện pháp kích thích tài khóa nên được ưu tiên trong bối cảnh Việt Nam còn dư địa ngân sách. Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Điều này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngành như xây dựng, sản xuất và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn”, ADB khuyến nghị.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm