Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:50 11/03/2023

Xúc tiến thương mại sang Thổ Nhĩ Kỳ sau động đất, doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

Sau khủng hoảng động đất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bước vào giai đoạn tái thiết đất nước. Ngành sản xuất của nước này khó có thể đáp ứng được nhu cầu tái thiết. Vì vậy, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm kiếm nguồn hàng từ các quốc gia khác và Việt Nam chính là “điểm sáng” lớn nhất.

Vào đầu tháng 2/2023, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã phải hứng chịu 2 trận động đất có cường độ rất lớn và để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc về người và tài sản. Riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ, đấy có thể được coi là trận động đất gây thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1939, khiến 6.217 tòa nhà đã bị sập ở 10 tỉnh trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ và hàng chục nghìn người thương vong.

Ở thời điểm hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang tiếp tục công cuộc hỗ trợ người dân sau động đất và sẽ sớm bước vào giai đoạn tái thiết.

xuc tien thuong mai sang tho nhi ky sau dong dat doanh nghiep viet can luu y gi hinh 1
Sau khủng hoảng động đất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bước vào giai đoạn tái thiết đất nước. Nhiều khả năng quốc gia này sẽ tìm kiếm nguồn hàng từ các quốc gia khác và Việt Nam chính là “điểm sáng” lớn nhất. (Ảnh: VV)

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH VietGo đánh giá, sau khủng hoảng thiên tai, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bước vào giai đoạn tái thiết đất nước. Ngành sản xuất của nước này khó có thể đáp ứng được nhu cầu tái thiết. Vì vậy, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm kiếm nguồn hàng từ các quốc gia khác và Việt Nam chính là “điểm sáng” lớn nhất.

Ông Việt phân tích: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có 2 sự lựa chọn khi nhập khẩu hàng hóa. Thứ nhất, nhập từ các quốc gia trong khối Liên minh châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thành viên trong EU. Nếu nhập khẩu từ EU, hàng hóa sẽ được miễn giảm nhiều loại thuế, phí, nhưng nhìn chung mặt bằng giá cả vẫn sẽ cao.

Thứ hai, nhập từ các quốc gia châu Á, đây là cái nôi của sản xuất hàng hóa. Mặc dù không được ưu đãi về mặt thuế quan, song hàng hóa tại châu Á đa dạng và giá cả phải chăng hơn khá nhiều. So về mặt lợi ích, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ châu Á nhiều hơn là châu Âu. 

Tuy nhiên, ở châu Á có 3 quốc gia có FTA với châu Âu, đó là Việt Nam, Hàn Quốc và Singapore. Trong đó, Singapore gần như không có hoạt động sản xuất, nên triển vọng là không lớn.

Với Hàn Quốc, quốc gia này có lợi thế lớn về đồ điện tử và đồ gia dụng, như điện thoại di động, máy giặt, máy sấy, tivi, tủ lạnh,... Do đó, nhiều khả năng Hàn Quốc sẽ có hoạt động xúc tiến với các ngành hàng này.

Cuối cùng là Việt Nam, được đánh giá là quốc gia có triển vọng nhất, do có nhiều mặt hàng cần thiết cho việc Thổ Nhĩ Kỳ tái thiết đất nước sau động đất.

“Thổ Nhĩ Kỳ cần gì để tái thiết đất nước sau động đất, Việt Nam đều sản xuất được. Đơn cử như quần áo, đồ gia dụng, đặc biệt là vật liệu xây dựng như xi-măng, sắt, thép, gỗ dán, gỗ ép, gạch men,.....”, ông Việt nói.

Cũng nhờ có FTA với EU, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam khi xuất sang các thành viên trong khối, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được miễn, giảm nhiều loại thuế quan, tương tự như hàng hóa có nguồn gốc từ các thành viên trong khối. Ngay cả cá hàng rào phi thuế quan, hàng hóa Việt Nam cũng được ưu ái hơn các nước châu Á khác không có FTA với EU.

“Kết hợp 2 yếu tố, Việt Nam là quốc gia sản xuất hàng hóa lại có FTA với EU, do đó triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ là rất lớn”, ông Việt nhấn mạnh.

Dệt may, quần áo, vật liệu xây dựng là những mặt hàng thiết yếu cho công cuộc tái thiết sau thảm họa động đất. (Ảnh: TP)

Đồng tình với nhận xét này, ông Jaroslaw Polanski, lãnh đạo một doanh nghiệp phân phối vật liệu xây dựng tại Ba Lan chia sẻ: Sau trận động đất kinh hoàng, ước tính Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chi khoảng 120 tỷ Euro trong 5 năm để tái thiết đất nước, trong đó các mặt hàng quốc gia này đang rất cần là vật liệu xây dựng, bê-tông, gỗ dán, gỗ ép,... Do đó, cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam là không thể bàn cái.

Tuy nhiên, ông Jaroslaw Polanski cũng lưu ý, khi xuất khẩu hàng hóa sang Thổ Nhĩ Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm kiếm các đối tác đáng tin cậy. 

“Đặc biệt, sau khủng hoảng động đất, sẽ có các công ty “ma” tài chính không ổn cũng sẽ tham gia thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên cẩn trọng”, ông Jaroslaw Polanski nói.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm