Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:30 24/04/2023

Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc: Bài 1 - Khi tiêu chuẩn thị trường thay đổi

Nếu trước đây việc xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc khá dễ dàng thì gần đây thị trường này đã có nhiều thay đổi về tiêu chuẩn nhập khẩu.

Tiểu ngạch không còn dễ…

Ngày 8/1, thông tin Trung Quốc mở cửa biên giới đã khiến rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông, thủy hải sản vui mừng. Bởi lẽ, sau một thời gian dài áp dụng chế độ “Zero Covid” với hàng loạt những đòi hỏi vô cùng khắt khe thì việc thị trường này dần nới lỏng tiêu chuẩn nhập khẩu có ý nghĩa khá tích cực.

Tuy nhiên, vui chưa được bao lâu thì các doanh nghiệp, hợp tác xã đã phải đối diện với khó khăn khi đối tác yêu cầu những tiêu chuẩn ngày một khắt khe, nếu muốn xuất khẩu vào thị trường tỷ dân này.

Thị trường Trung Quốc rất thích quả vải Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Trà, Phó Giám đốc HTX Nông sản sạch Bình Nguyên (Lục Ngạn, Bắc Giang), một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh quả vải chia sẻ, thị trường Trung Quốc rất thích các loại vải quả to, đều, đỏ, đẹp. Nếu như trước đây, chỉ cần đóng vải vào hộp, dán mã số của hợp tác xã lên thùng, thương lái sẽ đến mua. Nhưng năm nay, Trung Quốc yêu cầu tất cả vải phải đóng vào thùng xốp, in dập nổi mã số của vùng trồng lên vỏ thùng.

“Nói thì rất đơn giản, nhưng chi phí để đầu tư hộp xốp cho mỗi cơ sở lên đến hàng tỷ đồng. Do đó, chỉ các doanh nghiệp lớn mới đầu tư được, còn các hợp tác xã nhỏ lẻ như chúng tôi không có đủ tiềm lực để đầu tư”, bà Trà nói.

Bên cạnh đó, trước đây, vải thiều được thương lái thu mua và xuất khẩu qua đường tiểu ngạch tương đối dễ dàng. Đây là lý do khiến thương lái sẵn sàng trả giá cao để mua gom vải của bà con. Song hiện nay, vải thiều không còn được xuất dễ dàng qua đường mòn lối mở nên việc tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Chưa kể, trước đây, thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng sản phẩm vải sấy. Đây là lý do rất nhiều hộ gia đình, hợp tác xã tại Lục Ngạn đầu tư máy sấy để sấy những quả rụng, hoặc vải tươi không tiêu thụ hết. Tuy nhiên, vài vụ gần đây, vải sấy lại khó tiêu thụ vì thị hiếu khách hàng thay đổi.

Ông Nguyễn Hữu Trí - Giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Trí Việt kể: Sau khi mở cửa trở lại vào ngày 8/1/2023 thì các yêu cầu về an toàn thực phẩm của Trung Quốc đối với các nông sản nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn và luôn được cập nhật, bổ sung. Trong đó, có hai vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần quan tâm là việc cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói. Hai yêu cầu này đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo đó, để có được mã số vùng trồng, doanh nghiệp phải đạt diện tích từ 10 ha trở lên. Do đó, nếu doanh nghiệp đầu tư để đạt mã số vùng trồng trước thì không đủ kinh phí, còn nếu không có mã số vùng trồng thì lại không thể xuất khẩu. “Với mã số cơ sở đóng gói, phía Trung Quốc sẽ kiểm tra và thực hiện cấp mã số. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khi tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc tham gia sâu vào thị trường nông sản Việt Nam. Vì theo tôi được biết thì hiện nay phần lớn các cơ sở đóng gói đủ điều kiện và được cấp ãm số là các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam”- ông Trí cho biết thêm.

Theo Bộ Công Thương, hoạt động thương mại biên giới trong những năm gần đây đã có bước phát triển tốt, đóng góp đáng kể trong thương mại song phương của Việt Nam với các nước có chung biên giới. Thương mại biên giới đã góp phần tích cực trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; tạo điều kiện cho cư dân biên giới, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, cư trú lâu dài tại khu vực biên giới; góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo quốc phòng, an ninh tại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa của đất nước.

Tuy vậy, những năm gần đây Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát hoạt động nhập khẩu tại khu vực biên giới; siết chặt công tác kiểm dịch, kiểm nghiệm và quản lý chất lượng sản phẩm nông sản thực phẩm nhập khẩu. Do đó phương thức xuất khẩu tiểu ngạch ngày càng bấp bênh, không bền vững, không còn nhiều cơ hội cho hàng nông thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là những hàng nông thủy sản chưa đăng ký truy xuất nguồn gốc.

Theo đó, nhiều nông sản của Việt Nam dù chưa được phép nhập khẩu chính thức vào Trung Quốc nhưng vẫn có thể bán vào Trung Quốc theo hình thức trao đổi cư dân. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tận dụng hình thức trao đổi cư dân để buôn bán lớn. Cụ thể là lập danh sách cư dân, sau đó gom tiêu chuẩn miễn thuế của cư dân để nhập khẩu các lô hàng lớn. Hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch sau khi qua biên giới, sẽ được gom về tiêu thụ tại các chợ biên giới bên phía Trung Quốc.

Bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty CP Sông Tiền - SOTICO (tỉnh Tiền Giang)- chia sẻ, những năm trước việc xuất khẩu một vài container thủy sản mỗi tháng theo đường tiểu ngạch qua Trung Quốc khá dễ dàng nhưng kể từ sau dịch, nhất là gần đây việc xuất theo hình thức này rất bấp bênh. Đó là chưa kể gần đây Trung Quốc siết nhập khẩu tiểu ngạch nên việc đưa hàng đi khó hơn và phải thông qua một đối tác trung gian nên đối diện với một số rủi ro trong thanh toán, khó thu tiền từ bên thứ ba.

“Gần đây chúng tôi có xuất khẩu 5 container thủy sản qua một đối tác trung gian. Tuy vậy đối tác này lại "giở mặt" không thanh toán đúng tiến độ như trước đây mà đòi trả chậm, khiến chúng tôi đang bị chôn vốn gần 100 tỷ đồng. Nhận thấy nguy cơ khó đòi được tiền nên chúng tôi đang phải giải quyết bằng việc khởi kiện đối tác trung gian này”- bà Ánh cho biết. Cũng theo bà Ánh thì việc kiện tụng dù đang thực hiện và chưa biết kết quả ra sao nhưng chắc chắn một điều là doanh nghiệp sẽ bị chôn vốn và bị ảnh hưởng hoạt động.

Trong khi đó, theo ông Cù Văn Thành - Giám đốc công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới (thương hiệu VIETCOCO), nhà máy của Lương Quới tiếp khách Trung Quốc rất nhiều nhưng họ chỉ muốn mua hàng bán thành phẩm. Đáng nói hơn, vướng mắc lớn nhất ở thị trường Trung Quốc là bán chính ngạch rất khó khăn nhưng khi bán tiểu ngạch lại rất nhiêu khê bởi họ không muốn mua sản phẩm hoàn chỉnh mà chỉ muốn mua bán thành phẩm.

Hình thức “trao đổi cư dân” bị biến tướng?

Có thể nói, các ưu đãi của Trung Quốc đối với hình thức "trao đổi cư dân" kết hợp với chính sách có tính tương thích cao của Việt Nam là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành phương thức "xuất khẩu tiểu ngạch".

Những năm qua, phương thức này dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các mặt hàng chưa được phép xuất khẩu chính thức vào Trung Quốc (như chanh leo, na, roi) hoặc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Trung Quốc (như không có mã số vùng trồng, mã số doanh nghiệp...). Thậm chí, để tận dụng ưu đãi thuế, một số mặt hàng tuy đã được phép xuất khẩu chính thức vào Trung Quốc (như sản phẩm sắn, quả vải) vẫn chủ động chuyển sang hình thức tiểu ngạch để xuất khẩu vào Trung Quốc.

Ông Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương chia sẻ, việc xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức trao đổi cư dân biên giới (xuất khẩu tiểu ngạch) vốn chỉ được Trung Quốc dành cho cư dân khu vực biên giới hai nước để cải thiện đời sống khu vực này.

Cụ thể, cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này được hưởng định mức miễn thuế theo quy định tại Phụ lục V, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Như vậy, cư dân biên giới mua bán hàng hóa sẽ được miễn thuế với trị giá hải quan không quá 2.000.000 đồng/người/ngày/lượt và không quá 4 lượt/tháng. Phần giá trị hàng hóa vượt định mức quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu thuế nhập khẩu và các loại thuế, phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp vẫn có thói quen coi Trung Quốc như “một cái chợ” để đưa hàng hoá lên khu vực này, xếp hàng chờ qua cửa khẩu để tiêu thụ. Trước đây, việc tiêu thụ khá dễ dàng. Nhưng gần đây các cơ quan chức năng nước này đã hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua việc 2 lần sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, đồng thời ban hành Lệnh 248, 249 vào năm 2021 và Lệnh 259 năm 2022. “Việc ban hành Lệnh 248, 249 vào năm 2021 và Lệnh 259 năm 2022 cho thấy Trung Quốc ngày càng có xu hướng siết chặt vấn đề an toàn thị trường. Điều này là xu hướng không thể thay đổi bởi Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn nữa đến vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ người dân” - chuyên gia Vũ Vinh Phú nhận định.

Đồng quan điểm, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết: Việc Trung Quốc đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn cho thấy thị trường này không còn là thị trường dễ tính. “Trước đây, khi sản xuất thanh long, nếu có sâu dịch hại người nông dân có thể xịt thuốc. Sau khi thu hoạch vẫn có thể xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Bây giờ không được như vậy, trước khi người trồng sử dụng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nào đều phải tìm hiểu kỹ xem có được dùng không. Cùng với đó, quy trình sản xuất, đóng gói cũng thay đổi. Ví dụ trước đây thanh long sau khi thu hoạch, thương lái tới gom hàng và đóng thùng, chở lên cửa khẩu để xuất sang Trung Quốc thì nay sản phẩm cùng phải được đóng gói tại cơ sở đóng gói được cấp mã số, phải đạt tiêu chuẩn HACPP…”- ông Nguyên chỉ ra. Do đó, không chỉ gia tăng giá trị xuất khẩu, chúng ta cần phải hướng đến xuất khẩu bền vững, và tìm cách giữ được đối tác quan trọng này.

Bài 2 - Áp lực buộc doanh nghiệp chuyển đổi thích ứng

Đọc thêm

Xem thêm