Thị trường hàng hóa
Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, suy thoái toàn cầu là cú sốc lớn đối với nhiều nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng.
Tăng trưởng kinh tế ở Mỹ là khoảng 2,5% trong năm 2023. Tại Khu vực đồng Euro (Eurozone), tăng trưởng thậm chí còn yếu hơn, chỉ ở mức khoảng 0,5%. Trong khi đó, Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng với tốc độ tương đối nhanh.
Ngân hàng Thế giới dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,7% năm nay, năm 2024 ở mức 5,5% và 2025 là 6%. Tín hiệu phục hồi kinh tế của Việt Nam rõ rệt hơn vào giai đoạn cuối năm.
3 yếu tố chính hỗ trợ cho sự phục hồi của kinh tế Việt Nam gồm: Nhu cầu bên ngoài đối với hàng xuất khẩu Việt Nam dần phục hồi; nỗ lực thúc đẩy giải ngân đầu tư công, với con số tăng đáng kể so với năm ngoái; động lực từ tiêu dùng tư nhân, tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 7,5% kể từ tháng 8.
Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nhận định, do tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại vào năm 2024 nên mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6% đến 6,5% năm sau sẽ rất thách thức. Triển vọng về nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam có thể dần được cải thiện. Tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng tốc mạnh hơn nữa. Việt Nam cần tiếp tục gia hạn thêm các chính sách hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa, bằng cách đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng và dự án đầu tư công, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm