Thị trường hàng hóa
Theo Chainalysis, công ty cung cấp dữ liệu nghiên cứu cho các cơ quan chính phủ, sàn giao dịch và tổ chức tài chính tại hơn 60 quốc gia.
Việt Nam là quốc gia có mức độ tham gia giao dịch điện tử cao, vượt xa thứ hạng của nền kinh tế.
Theo đó, Việt Nam đứng đầu trong số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI).
Con số ấn tượng này đánh dấu một lần hiếm hoi Việt Nam vượt xa các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức… để vươn lên vị trí dẫn đầu.
Điều này cho thấy người dân Việt Nam rất cởi mở với công nghệ blockchain.
Thống kê trên cũng cho thấy, mức độ chấp nhận tiền điện tử ngày càng tăng tại các nền kinh tế mới nổi. Lý giải cho điều này.
Chainalysis cho rằng người dân tại các quốc gia trên có xu hướng rót tiền tiết kiệm vào tiền điện tử vì nỗi lo đồng nội tệ mất giá, hoặc để thực hiện các giao dịch kinh doanh.
Số liệu được Chainalysis thống kê dựa trên khối lượng giao dịch ngang hàng (P2P) trên các sàn tiền số, giúp thống kê chính xác hơn về số lượng người tham gia.
Trọng số của chỉ số được dựa trên lượng tài sản bình quân của mỗi cá nhân và đồng tiền lưu hành tại từng quốc gia.
Mặc dù vậy, dữ liệu này vẫn có những điểm mù ở những nước không có dữ liệu rõ ràng về thị trường P2P.
Cho vay ngang hàng là hoạt động được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay mà không thông qua các tổ chức trung gian tài chính.
Vì thế chỉ có 154 quốc gia đủ dữ liệu để đưa vào danh sách thống kê.
Tuy nhiên, ông Matt Ahlborg, một nhà phân tích dữ liệu peer-to-peer, vẫn cho rằng đây là một trong những chỉ số tốt nhất hiện có.
Về mức độ phổ biến của blockchain tại Việt Nam, trước đó trong một báo cáo về 25 quốc gia kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ sự tăng trưởng Bitcoin của Chainalysis.
Việt Nam cũng gây bất ngờ khi xếp thứ 13 thế giới, thứ 4 châu Á trong năm 2020.
Theo đó, các nhà đầu tư Việt nam đã kiếm lời hơn 9.000 tỷ đồng nhờ việc đầu tư vào đồng tiền ảo này.
Thực tế cho thấy, blockchain xuất hiện trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, từ tài chính cho đến y tế, giáo dục, du lịch.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, khẳng định bốn xu hướng bao gồm Metaverse, web3.0, AI và blockchain sẽ bao phủ kỷ nguyên phát triển tiếp theo của Internet.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Vinasa, cho rằng các doanh nghiệp công nghệ có thể cùng nhau đưa Việt Nam thành cường quốc về metaverse, blockchain, web3.
Trong top 200 công ty blockchain trên thế giới có 5-7 công ty do người Việt sáng lập, có khoảng 10 startup lĩnh vực blockchain vốn hóa trên 100 triệu USD.
Tại Tech Submit 2022, ông Nguyễn Thành Trung, cha đẻ của tựa game tỷ USD Axie Infinity, còn đưa ra phép so sánh thú vị về sự phát triển của Internet và blockchain.
Axie Infinity đang thu hút hàng trăm ngàn người chơi và đồng “tiền ảo” AXS (mã token tiện ích của Axie Infinity) cũng rất được nhà đầu tư săn đón trên các sàn giao dịch “tiền ảo”.
Cụ thể, Việt Nam mất tới hơn 30 năm để 73% người Việt sử dụng Internet trong khi chỉ mất 13 năm để dẫn đầu về chỉ số chấp nhận tiền điện tử.
Theo ông Trung, điều này cho thấy người Việt rất nhạy bén với công nghệ mới.
Để ủng hộ cho điều này, ông Trung bổ sung, những công việc cần tới sự tỉ mỉ, cẩn thận chính là thế mạnh của người Việt.
Vì thế lĩnh vực công nghệ chính là mảnh đất tiềm năng trong tương lai.
Cũng theo ông Trung, ở một tương lai xa hơn, blockchain còn có thể được ứng dụng trong quản lý tài chính hay thị trường địa ốc nhằm tạo nên một thị trường công khai, minh bạch hơn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm