Thị trường hàng hóa
Không quá nổi bật như một số làng nhang ở các tỉnh thành khác, làng nhang Hòa Hảo (tọa lạc tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) hàng chục năm nay vẫn luôn âm thầm, tất bật sản xuất ra hàng tấn sản phẩm là nhang, cung cấp cho thị trường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trò chuyện với chủ lò nhang Sáu Dũng, ông Lê Tiến Dũng (53 tuổi) cho biết, lò nhang này đã tồn tại gần 20 năm.
Theo ông Dũng, quy trình sản xuất nhang sạch không pha trộn hay sử dụng bất kỳ một hóa chất, hương liệu độc hại nào. Trong đó, trầm hương, vỏ quế, khuynh diệp chính là các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra nhang sạch.
Các vị thảo dược sau khi được thu hái và trải qua bước sơ chế tiền sản xuất. Mục đích là để loại bỏ bụi bặm, côn trùng bám trên về mặt lá, vỏ. Sau đó, dược liệu sẽ được đưa vào máy xay nghiền thành bột mịn.
Sau đó, bột mịn này sẽ được trộn cùng với bột keo cây bời lời để tạo nên hỗn hợp nhang có độ kết dính đạt yêu cầu.
Lúc đầu, làng nhang chỉ có vài ba hộ biết ngành nghề này nên số thành viên lao động lúc đó chỉ trên dưới 30 người. Song, hiện nay càng có nhiều gia đình mở rộng sản xuất nhang hơn, nhờ vào sự phát triển của máy móc.
Trước đây, làng nhang Hòa Hảo được sản xuất theo phương thức thủ công. Vì thế, cách này đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao để thực hiện tốt từng công đoạn và tỉ mỉ ngày từ bước đầu tiên như đặt nguyên liệu trên bàn rồi se từng cây một.
Những năm gần đây, người ân bắt đầu áp dụng khoa học kỹ thuật, dùng máy móc hỗ trợ nên công việc làm nhang nhanh chóng, đỡ vất vả, năng suất cao.
Với loại máy đạp bằng chân, các công đoạn được giản lược bớt nên vô cùng dễ dàng, người lao động chỉ cần bỏ nguyên liệu vào ống sau đó dùng tay đưa thanh tre chuốt mỏng vào rồi dùng chân đạp.
Với loại chạy bằng điện, nhân công chỉ cần đặt bó tre chuốt sẵn vào một cách ngay ngắn rồi kết nối với máy làm nhang (có để bột sẵn), guồng máy sẽ tự vận hành và tạo ra hàng trăm cây nhang trong chốc lát.
Giai đoạn này thì cần phải dựa trên kinh nghiệm hành nghề của dân địa phương, trời nắng thì phơi 1 buổi, râm thì phải mất từ 1 - 2 ngày. Song, nhiều hộ gia đình đã phát triển, đầu tư máy sấy nhang để đối phó với thời tiết xấu.
Chưa dừng lại ở đó, phơi nhang khô và cố định rồi thì tới khâu đóng gói sản phẩm để đem ra thị trường.
Tuy làng nghề nhang Bình Đức hầu như đã chuyển sang sử dụng máy móc, nhưng nơi đây vẫn còn có hộ vẫn giữ phương pháp truyền thống. Tuy cách làm cũ này sẽ khiến sản phẩm không được đồng đều và đẹp mắt như phương thức sản xuất có sự can thiệp của máy móc, nhưng chi phí gia công thấp hơn rất nhiều.
Nổi bật, có 3 loại chính để người tiêu dùng dễ phân biệt là nhang thường, nhang có hương thơm, nhang 3 cây (loại dùng để đón giao thừa, rước ông bà).
Mùi hương của từng loại cũng không giống nhau nhưng điểm chung chính là dịu nhẹ, thanh tao và tạo cảm giác bình yên cho người ngửi thấy.
Chia sẻ với phóng viên, ông Dũng cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh, số lượng nhang bán ra đã giảm khoảng 50% so với trước. Mặc dù kinh tế đang dần khôi phục, nhưng công việc vẫn chưa tiến triển nhiều.
Tuy nhiên, ông Dũng vẫn giữ vững “lửa” nghề, bởi ông cho rằng công việc này khiến ông thấy “nhẹ đầu”, dễ làm.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm