Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:00 28/10/2023

Ứng dụng công nghệ tiếp cận thị trường mới để thúc đẩy xuất khẩu

DNVN - Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tiếp cận các thị trường mới và các cửa hàng bán lẻ ở các quốc gia mục tiêu khác nhau để tìm hiểu về nhu cầu của từng thị trường địa phương. Chú trọng các yêu cầu về chất lượng và cấu trúc thị trường.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 259,67 tỷ USD, giảm 8,2%. Tuy nhiên, cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xu hướng tích cực sau nhiều tháng liên tiếp giảm.

Theo bà Trần Thị Thanh Tâm - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tiềm năng, cơ hội để phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn gặp không ít những thách thức liên quan đến năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm hàng hóa, các quy định cần tuân thủ của các thị trường xuất nhập khẩu.

Bà Trần Thị Thanh Tâm cho rằng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các thị trường mới. Ảnh: Hoài Anh.

“Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các thị trường mới. Cùng với đó là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm đáp ứng các thị trường xuất nhập khẩu. Tiếp cận tín dụng và tìm kiếm khách hàng là hai vấn đề khó khăn lớn nhất doanh nghiệp gặp phải”, bà Tâm cho biết.

Chia sẻ tại hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu cho DNNVV Việt Nam” sáng ngày 26/10, TS Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương nhấn mạnh tăng trưởng xuất khẩu của các DNNVV đạt tốc độ cao nhưng chưa thật sự bền vững trong trung và dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu ổn định.

Những rủi ro đó đến từ sự mất cân đối trong cán cân thương mại với các thị trường, mất cân đối về thị trường xuất khẩu, về cơ cấu DNNVV xuất khẩu cũng như cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của các DNNVV còn thấp và chậm được cải thiện, nhất là đối với các mặt hàng chế biến, chế tạo. Hàm lượng đổi mới sáng tạo trong sản phẩm xuất khẩu của các DNNVV chưa đáp ứng được yêu cầu.

Cùng với đó, phát triển xuất khẩu của các DNNVV chưa quan tâm đúng mức tới yếu tố bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Điều này khiến cho nhiều sản phẩm xuất khẩu của các DNNVV đứng trước rủi ro không được chấp nhận thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Các DNNVV thiếu, yếu về các chiến lược và quản trị, không có chiến lược kinh doanh bài bản theo hướng khai thác lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng xuất nhập khẩu cho các DNNVV Việt Nam, theo ông Hội, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của DNNVV trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển xuất nhập khẩu bền vững. Bảo đảm hài hòa các mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Tăng cường quản trị chiến lược doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh gắn với nhu cầu thị trường xuất khẩu. Khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển thị trường của DNNVV cho từng sản phẩm, bảo đảm phát huy lợi thế và thực thi hiệu quả cam kết trong các FTA song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam tham gia, nhất là các FTA thế hệ mới.

Cần tăng cường xây dựng bản sắc, thương hiệu, chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Cần tăng cường xây dựng bản sắc, thương hiệu, chất lượng sản phẩm của DNNVV trên cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Đẩy mạnh hoạt động marketing và xúc tiến xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu phân khúc thị trường, xác định thị trường trọng điểm và tiềm năng.

“Doanh nghiệp cần tiếp cận các thị trường mới và các cửa hàng bán lẻ ở các quốc gia mục tiêu khác nhau để tìm hiểu về nhu cầu của từng thị trường địa phương. Chú trọng các yêu cầu về chất lượng và cấu trúc thị trường. Đồng thời, tích cực, chủ động tham gia hội chợ, triển lãm thương mại chuyên ngành, đa ngành để nắm bắt xu thế tiêu dùng, tận dụng cơ hội quảng bá sản phẩm.

Tăng cường giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong công tác thị trường và xúc tiến thương mại, quảng cáo trên website, gửi thư tín điện tử (email)... để nâng cao hiệu quả xúc tiến xuất khẩu”, ông Hội khuyến nghị.

 

Đọc thêm

Xem thêm