Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:00 29/08/2024

Triển khai ngay các giải pháp thiết thực kích cầu tiêu dùng

DNVN - Trong bối cảnh sức mua trên thị trường nội địa có chiều hướng tăng chậm lại, cần thiết phải khẩn trương đánh giá thực trạng, triển vọng thị trường, dự báo xu hướng kịp thời, từ đó, đề xuất triển khai ngay những giải pháp cấp bách, thiết thực và cụ thể để kích thích tiêu dùng xã hội...

Theo Vụ Thị trường trong nước, giai đoạn từ năm 2021 đến nay, sức mua trên thị trường trong nước có chiều hướng tăng chậm tại nhiều thời điểm do nhiều nguyên nhân, tác động tiêu cực đến mục tiêu chung về tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Trong đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, kéo theo sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng xã hội.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ Thị trường trong nước, nếu tính chung trong cả giai đoạn 2021-2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân khoảng 7,2%/năm, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu của ngành đã đặt ra tại Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (13-13,5%/năm).

Sáu tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ và dịch vụ đạt chỉ tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mục tiêu của ngành trong năm 2024 và thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu tại Chiến lược thương mại trong nước.

Nửa đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ và dịch vụ đạt chỉ tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mục tiêu của ngành công thương trong năm 2024.

“Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ và dịch vụ giai đoạn 2021 đến nay suy giảm sẽ ảnh hưởng tới tỷ trọng đóng góp của thương mại trong nước vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ và GDP chung của cả nước”, ông Chinh nêu.

Theo ông Chinh, trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại, thị trường trong nước cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, để tiếp tục duy trì và thúc đẩy thị trường trong nước và hỗ trợ xuất khẩu, trong thời gian từ nay đến cuối năm 2024 và các năm tới, cần khẩn trương đánh giá tình hình, thực trạng, triển vọng thị trường.

Đồng thời, dự báo xu hướng và kịp thời đề xuất triển khai ngay những giải pháp cấp bách, thiết thực và cụ thể trong trước mắt và trung hạn để kích thích tiêu dùng xã hội. Qua đó gia tăng hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước, phục hồi và nâng cao tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội; kiềm chế lạm phát, từng bước thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, dư địa thị trường trong nước rất lớn bởi với 100 triệu dân, sức tiêu thụ rất lớn. Nếu không có những giải pháp kích cầu tiêu thụ trong nước sẽ không tận dụng được cơ hội phát triển.

Chia sẻ giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ - Giám đốc đối ngoại AEON cho rằng, để kích cầu tiêu dùng nội địa cần cung cấp sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đối với hàng tiêu dùng hằng ngày, mỗi ngày, AEON đều có giá tốt, liên kết với các nhà sản xuất ký số lượng tiêu thụ nhất định.

Trong bối cảnh người tiêu dùng chú trọng hơn về sản phẩm organic và sản phẩm liên quan sức khỏe, việc cung cấp sản phẩm phù hợp với thị hiếu thay đổi, nhà bán lẻ cần thay đổi theo hành vi tiêu dùng thay đổi. Ngoài ra, AEON kết hợp với nhà sản xuất địa phương làm hàng nhãn riêng để có giá tốt mà chất lượng sản phẩm không thay đổi.

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Giám đốc đối ngoại miền Trung, miền Nam của Central Retail Việt Nam, mức độ chi tiêu và thói quen tiêu dùng hiện nay đã thay đổi. Cụ thể, người tiêu dùng đang giảm tần suất đi mua sắm tại siêu thị nhưng giá trị giỏ hàng trong mỗi lần mua sắm lại cao hơn.

Nắm được điều này, Central Retail Việt Nam tung ra nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá để hỗ trợ người tiêu dùng khi đi mua sắm. Cùng với đó, đẩy mạnh nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm các địa phương để mở rộng đầu ra cho hàng hóa các tỉnh, thành.

Ở góc độ doanh nghiệp trong nước, ông Hà Ngọc Sơn - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH Một thành viên (SATRA), kiến nghị cơ quan Nhà nước tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi tập trung… để kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy thương mại trong nước, từ đó giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm