Thị trường hàng hóa
Tình trạng này của thị trường máy tính, khiến cho hàng loạt các nhà sản xuất lớn liên tục tìm cách thay đổi, thích nghi để phù hợp với cách lựa chọn của người tiêu dùng.
Năm 2022 chứng kiến sự bùng nổ doanh số thị trường máy tính do đại dịch Covid-19 thúc đẩy xu hướng làm việc và học tập từ xa. Tuy nhiên, sang năm 2023, thị trường máy tính bắt đầu sụt giảm với doanh số giảm 13,7% so với 2022.
Nguyên nhân được cho là do nhu cầu "bắt đáy" trong năm 2022 đã được đáp ứng, cùng với ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái và lạm phát khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Thêm vào đó, trên thị trường máy tính các thế hệ máy tính mới thiếu đột phá về cấu hình và thiết kế cũng góp phần làm giảm sức mua.
Hậu quả là nhiều nhà sản xuất phải tạm dừng ra mắt sản phẩm mới để tập trung giải quyết lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên, biện pháp này chưa thực sự hiệu quả bởi người dùng đã sở hữu "đủ" máy tính và ít có nhu cầu mua mới.
Theo nhiều chuyên gia, thị trường máy tính trong năm 2024 dự kiến sẽ phục hồi trở lại nhờ cú hích mang tên "AI". Trong báo cáo gần nhất từ IDC, doanh số thị trường máy tính năm 2024 sẽ tăng lên mức 265,4 triệu thiết bị, tăng trưởng 2% so với năm ngoái. Động lực chính thúc đẩy cho sự tăng trưởng này đến từ việc ra mắt của các thiết bị hỗ trợ trí thông minh nhân tạo (AI).
Trong năm 2024, các hãng sản xuất máy tính sẽ tập trung phát triển hệ thống AI trên các sản phẩm máy tính mới của mình, biện pháp này nhằm tạo nên cái nhìn mới và trải nghiệm khác lạ của người dùng.
Mặc dù, có khá nhiều ưu điểm về mặt công nghệ, nhưng người dùng sẽ phải đối diện tình trạng giá cả của những mẫu máy tính hỗ trợ "AI". Bởi những mẫu máy tính trang bị, tích hợp công nghệ "AI" sẽ có giá không hề rẻ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm