Thị trường hàng hóa
Đầu tuần, giá dầu giảm trở lại trong tuần vừa rồi, khi thị trường đối mặt với sức ép suy giảm nhu cầu tiêu thụ. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch 07/11 – 13/11, giá WTI giảm 3,94% xuống 88,96 USD/thùng giá Brent giảm 2,62% xuống 95,99 USD/thùng.
Đến ngày 15/11, trong phiên sáng, đã có lúc giá WTI tiệm cận mức 90 USD. Việc Trung Quốc đưa ra kế hoạch để trợ giúp ngành bất động sản, “đầu tàu” tăng trưởng cho nền kinh tế nước này khiến giới đầu tư tin rằng nước này đang lấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm. Kinh tế phục hồi sẽ là điều kiện giúp cho tiêu thụ các mặt hàng trong nhóm năng lượng, kim loại gia tăng.
Sang ngày 16/11, giá dầu tăng trở lại khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine leo thang và có nguy cơ lan ra các nước thuộc khối NATO. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/11, giá WTI tăng 1,22% lên 86,92 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 0,77% lên 93,86 USD/thùng.
Đến 17/11, giá WTI tiếp tục xu hướng giảm 1,53% xuống 85,59 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 1,07% xuống 92,86 USD/thùng.
Giá dầu chính thức mất mốc 90 USD/thùng khi giá WTI giảm 4,62% xuống 81,64 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 3,31% xuống 89,78 USD/thùng.
Dầu thô chịu sức ép từ phiên sáng khi thị trường tiếp tục đón nhận các thông tin tiêu cực về dịch Covid-19 ở Trung Quốc. Bên cạnh đó là các thông tin về một số cuộc biểu tình diễn ra ở nước này, tuy nhiên chính phủ vẫn không có dấu hiệu gì sẽ khoan nhượng về chính sách Zero-Covid. Lo ngại về các hoạt động phong tỏa sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đang là yếu tố lớn nhất gây sức ép lên giá dầu.
Trong khi đó, các bất ổn về xã hội tại nước này có thể làm lu mờ các chính sách hỗ trợ kinh tế mà chính phủ đưa ra. Hiện tại, nước này đã yêu cầu nhà cung cấp chính là Saudi Arabia giảm khối lượng dầu cung ứng cho các nhà máy lọc dầu, cũng như giảm tốc độ trong việc mua dầu Nga.
Giá dầu tiếp tục giảm sâu trong phiên tối, khi Chủ tịch Fed louis James Bullard một lần nữa thể hiện quan điểm “diều hâu” trong chính sách tiền tệ, với phát biểu rằng lãi suất cần phải tăng ít nhất lên mức 5 - 5,25%. Trước đó, thành viên Fed này cho biết ông kỳ vọng lãi suất sẽ ở mức 4,75% - 5%. Cùng quan điểm là chủ tịch Fed Minneapolis, cho rằng vẫn chưa thể rõ mức đỉnh lãi suất sẽ là bao nhiêu. Thậm chí trên thị trường còn có ý kiến cho rằng lãi suất phải tăng lên mức 7% để khống chế lạm phát.
Đầu tuầ, dữ liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch vừa qua, bảng giá kim loại phủ kín trong sắc xanh, ghi nhận lực mua rất mạnh. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc tăng 4,25% lên 21,66 USD/ounce, mức đóng cửa tuần cao nhất trong vòng 5 tháng. Bạch kim đón nhận lực mua mạnh nhất trong nhóm kim loại quý với mức tăng trong tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 2 năm nay, sau khi tăng 8,08% lên 1038,1 USD/ounce.
Nguyên nhân chính hỗ trợ cho giá bạc và bạch kim trong tuần qua là do tâm điểm về dữ liệu lạm phát của Mỹ đang khiến các nhà đầu tư kỳ vọng nhiều hơn về việc lãi suất sẽ tăng chậm lại trong thời gian tới. Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ ở mức tăng 7,7% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 8,2% vào tháng 9 và đánh bại dự đoán ở mức 8,0% của thị trường.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng bạc xanh suy yếu cũng là một trong những nguyên nhân chính hỗ trợ cho đà tăng của giá. Kết thúc tuần, giá đồng COMEX tăng mạnh tuần thứ 2 liên tiếp với mức tăng 6,16% lên 3,91 USD/pound. Bên cạnh yếu tố vĩ mô, niềm tin về việc Trung Quốc sẽ sớm có những nới lỏng trong chính sách kiểm soát Covid-19 cũng giúp gia tăng kỳ vọng về nhu cầu phục hồi, qua đó thúc đẩy giá. Quốc gia này cũng đã có thông báo giảm lượng thời gian cách ly đối với các du khách từ 10 ngày xuống còn 8 ngày. Các tin tức tích cực hơn từ phía Trung Quốc cũng đã hỗ trợ cho đà tăng mạnh của kim loại cơ bản còn lại, trong đó thiếc LME dẫn đầu đà tăng hơn 15%, niken LME cũng tăng hơn 13%. Quặng sắt cũng đón nhận lực mua tích cực trước tin tức này, ghi nhận mức tăng 6,2% lên 91,28 USD/tấn.
Đến cuối tuần, sắc đỏ bao phủ toàn bộ các mặt hàng trong nhóm kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc và bạch kim đồng loạt suy yếu với các mức giảm ghi nhận lần lượt là 2,55% xuống 20,97 USD/ounce và 2,43% xuống 991,5 USD/ounce.
Đối với thị trường kim loại cơ bản, đồng COMEX ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp với mức giảm 2,27% xuống 3,68 USD/pound. Bên cạnh sức ép từ đà tăng trở lại của đồng Dollar Mỹ, dữ liệu về số giấy phép xây dựng của Mỹ giảm 38.000 xuống 1,526 triệu trong tháng 10, phản ánh áp lực chi phí vay tác động đến thị trường bất động sản khiến cho nhu cầu về đồng cũng trở nên hạn hẹp hơn. Ngoài ra, với việc Đảng Cộng hòa giành ưu thế ở Hạ viện, họ đang chuẩn bị thiết lập kế hoạch thúc đẩy khai thác kim loại như lithium và đồng nhằm tự chủ ngành EV, bằng cách rút bớt một nửa thời gian xem xét phê duyệt giấy phép khai thác. Điều này cũng làm tăng kỳ vọng về nguồn cung đồng, gây áp lực đến giá.
Niken LME tiếp tục phiên giảm mạnh gần 9% sau khi Sở LME trong một động thái tăng cường giám sát với những biến động mạnh trên thị trường này, đã tăng mức ký quỹ thêm 28%, từ 4.765 USD lên 6.100 USD.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần 14/11, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp.
Arabica ghi nhận mức giảm 2,29%, trước những thông tin tích cực từ nguồn cung. Theo báo cáo của Brazil, xuất khẩu cà phê trung bình hàng ngày trong 2 tuần đầu của tháng 11 đạt 11.400 bao loại 60kg, cao hơn mức 9.200 của cùng kỳ năm ngoái, cho thấy quốc gia xuất khẩu số một thế giới đang đẩy mạnh nguồn cung ra thị trường. Cùng với đó, tồn kho đạt chuẩn của Arabica trên Sở ICE US vẫn ghi nhận đà tăng và sẽ tiếp tục là yếu tố gây áp lực lên giá.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ giảm 400 đồng/kg. Theo đó, giá cà phê tại các khu vực trọng điểm trong nước được thu mua ở mức giá 39.600 – 40.100 đồng/kg.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng 10 vừa qua của nước ta đạt hơn 79,8 nghìn tấn, trị giá 206,9 triệu USD, giảm 13,7% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với tháng trước đó do chưa chính thức bước vào giai đoạn thu hoạch của mùa vụ mới.
Tuy nhiên, tính chung 10 tháng, xuất khẩu cà phê vẫn đạt mức tăng trưởng 10,8% về lượng và tăng 33,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,4 triệu tấn, với giá trị lên đến gần 3,28 tỷ USD. Như vậy, mới hết tháng 10 nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta đã vượt 0,2 triệu USD so với mức 3,07 tỷ USD của cả năm 2021.
Nhìn chung, ngành cà phê nước ta đã có một năm thành công với cả giá bán và sản lượng đều đạt các mức cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây và tiếp tục giữ vững vị thế là quốc gia cung ứng cà phê hàng đầu thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 713.546 tấn, trị giá 341,064 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so với tháng 9/2022. Tháng 10/2022 đã trở thành tháng có lượng gạo xuất khẩu cao kỷ lục trong lịch sử ngành gạo nước ta. Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu Á đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt, trong khi Ấn Độ áp thuế 20% lên toàn bộ gạo xuất khẩu của nước này đã giúp thúc đẩy thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam.
Trong tháng 10/2022, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cũng đạt bình quân 425 - 430 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Giá gạo xuất bình quân của Việt Nam tăng cao còn là nhờ thời gian gần đây, xuất khẩu gạo Việt Nam đã có sự dịch chuyển mạnh sang phân khúc gạo thơm và gạo chất lượng cao. Theo MXV, với bối cảnh thuận lợi cho ngành gạo trong thương mại quốc tế và nhu cầu nội địa được thúc đẩy cuối năm, xu hướng tăng giá có thể còn kéo dài đến cuối tháng 12.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm