Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 13/09/2022

Thách thức của nền kinh tế Anh sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời

Nữ hoàng Anh qua đời ở giai đoạn nền kinh tế Anh bất ổn. Các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, thị trường chứng khoán đóng cửa, tiền tệ và hộ chiếu phải in lại... là những tín hiệu của nguy cơ suy thoái mà nền kinh tế Anh sẽ phải đối mặt, tạo áp lực lớn lên hai nhà lãnh đạo mới.

Nữ hoàng Elizabeth II, vị quân vương tại vị lâu nhất của Vương quốc Anh, đã qua đời tại Balmoral ở tuổi 96 sau 70 năm trị vì. Thái tử Charles là người kế vị ngai vàng, trở thành Vua Charles III của Vương quốc Anh sau khi Nữ hoàng qua đời.

Trước đó, ngày 6/9, Nữ hoàng Anh Elizabeth đã chấp nhận cho Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức và bổ nhiệm bà Liz Truss vào vị trí này, trong cuộc họp tại lâu đài Balmoral ở Scotland. Trong ít nhất 2 tuần kể từ sau khi Nữ hoàng băng hà, nước Anh sẽ tạm ngưng mọi hoạt động để tiến hành những nghi thức tang lễ. 

Nữ hoàng Anh Elizabeth II. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Theo cây viết Karen Gilchrist, cái chết của Nữ hoàng Elizabeth II đã đánh dấu khởi đầu của một kỷ nguyên mới đối với Vương quốc Anh. Nhưng đó là kỷ nguyên của bất ổn kinh tế và niềm tin suy yếu. 

Nước Anh đang trượt dài trong cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng sâu sắc, bất bình đẳng gia tăng và triển vọng kinh tế u ám nhất trong vòng nhiều năm. Trong tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng tại Anh đã tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 9,4% trong tháng 6 và cao nhất trong vòng 40 năm qua. 

Bà Truss dự kiến có chính sách​​ giới hạn hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình ở mức khoảng 2.500 bảng Anh trong bối cảnh giá hóa đơn tiền điện của Anh sẽ tăng 80% kể từ tháng 10. Chi phí cho kế hoạch hỗ trợ này ​​vào khoảng 90 tỷ bảng Anh đến từ tiền thuế chung.

Vừa qua, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, lên 1,75%, nhằm giải quyết tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao, bất chấp lo ngại rằng nền kinh tế đang tiến tới suy thoái. Đây là đợt tăng lãi suất lần thứ 6 kể từ tháng 12/2021 và là đợt tăng mạnh nhất trong 27 năm qua, đưa lãi suất của Anh lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2008. 

Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo rằng động thái này của Chính phủ Anh có thể thúc đẩy chi tiêu, từ đó khiến tình hình lạm phát càng trở nên nghiêm trọng. Giới đầu tư dự báo trong cuộc họp tới, BOE sẽ tiếp tục tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, thậm chí là “mạnh tay” hơn. 

Tuần trước, Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cảnh báo kinh tế Anh có thể rơi vào suy thoái trong quý IV. Trước đó, BOE cũng từng đưa ra dự báo tương tự. Đồng bảng Anh cũng đã giảm giá nghiêm trọng trong vài tháng qua. Ngày 8/9, đồng tiền này giảm xuống mức 1,1469 USD đổi 1 bảng Anh, mức thấp nhất trong vòng hơn 3 thập kỷ trở lại đây. 

Trong 2 tuần diễn ra lễ tang sẽ khiến nước Anh thiệt hại hàng tỷ bảng do những gián đoạn trong nền kinh tế. Cả lễ tang và lễ đăng quang sau đó của Thái tử Charles cũng sẽ trở thành những ngày kỉ niệm chính thức của quốc gia, khiến các ngân hàng và thị trường chứng khoán phải đóng cửa thêm một tuần nữa. 

Đồng bảng Anh. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Quốc gia này ước tính sẽ tổn thất khoảng 1,2-6 tỷ bảng Anh mỗi ngày khi các doanh nghiệp, ngân hàng và thị trường chứng khoán đóng cửa. Bên cạnh những thiệt hại khi tạm dừng nền kinh tế, nước Anh cũng sẽ tốn một khoản lớn cho những thay đổi về tiền tệ, hộ chiếu và quân trang trong tương lai.

Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, tất cả những tờ tiền giấy và những đồng tiền xu có in hình bà đang được lưu hành trên khắp thế giới sẽ bị thu hồi và thay thế. Có khoảng 4.7 tỷ tờ tiền của Ngân hàng Trung ương Anh đang được lưu hành, có giá trị lên tới 82 tỷ bảng. Việc sản xuất tiền giấy hiện tại được công ty De La Rue phụ trách để đảm bảo về mặt chất lượng và chi phí sản xuất mỗi tờ tiền dao động từ 7 đến 8 pence (0,8-0,9 USD). 

Những vấn đề này diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang đè nặng lên ví tiền của người dân. Điều này gây áp lực lên cả bà Truss và Vua Charles III - hai lãnh đạo mới của nước Anh với vai trò củng cố niềm tin trong thời kỳ khủng hoảng. 

Theo các nhà phân tích, thương hiệu của Hoàng gia Anh là một “tài sản” lớn, mỗi năm đều đóng góp khoảng 1,7 tỷ bảng Anh cho nền kinh tế quốc gia. Số tiền trợ cấp Hoàng gia trong năm 2019 trị giá 107,1 triệu USD. Theo thỏa thuận, Nữ hoàng Anh sẽ nhận khoản trợ cấp và đổi lại chính phủ Anh sẽ thu về ngân khố quốc gia khoản tiền tương đương với 25% lợi nhuận từ Crown Estate, khối bất động sản lớn nhất của Hoàng gia. 

Gia đình Hoàng gia không thu lại nhiều lợi nhuận cá nhân từ việc kinh doanh. Mục đích chính của công ty này là giúp chính phủ Anh thúc đẩy nền kinh tế thông qua hiệu ứng truyền thông. Giáo sư Andrew Roberts tại King’s College London cho biết, Vua Charles đã có những kế hoạch để thu gọn Hoàng gia Anh.

Đọc thêm

Xem thêm