Thị trường hàng hóa
EQuest là một trong những tổ chức giáo dục tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với hơn 362.000 học viên tham gia vào nền tảng của mình. Tới thời điểm hiện tại, tập đoàn này có khoảng 20 trường học, đại học và cơ sở đào tạo.
Khoản đầu tư mới này sẽ được sử dụng để đầu tư và nâng cấp Hệ thống trường quốc tế Canada (CISS) tại TP. HCM và mở rộng hệ thống cao đẳng và đại học tại Hà Nội, Huế và TP. HCM.
Cuối năm ngoái, EQuest đã đầu tư chiến lược vào tập đoàn giáo dục Khôi Nguyên (KNE). Theo đó, EQuest đã trở thành cổ đông chủ chốt và tham gia vào hội đồng quản trị (HĐQT) của KNE. Với hệ sinh thái giáo dục hoàn chỉnh, toàn bộ học sinh của EQuest và KNE sẽ được hưởng những ưu đãi và lợi thế của hai bên cùng các mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước.
Được thành lập vào năm 2010, KNE hiện vận hành 4 trường trung học (K-12), bao gồm Trường Quốc tế Canada Việt Nam (CIS), Trường Song ngữ Quốc tế Canada (BCIS), Trường Mầm non Canada-Việt Nam (CVK) và Trường Albert Einstein (AES), với hơn 3.000 học sinh. Ngoài ra, công ty còn điều hành nền tảng đào tạo tiếng Anh e-Study.
Cũng nhân dịp này, Tập đoàn Giáo dục EQuest cũng thông báo bổ nhiệm bà Đàm Bích Thủy - Chủ tịch sáng lập Đại học Fulbright Việt Nam, làm thành viên HĐQT độc lập, có hiệu lực từ ngày 15/5/2023. Bà Thủy là Tổng Giám đốc người Việt đầu tiên của Ngân hàng ANZ tại Việt Nam và là đại diện của Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB) tại Việt Nam. Bà cũng từng là Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB).
Bên cạnh việc đảm nhiệm vai trò thành viên HĐQT độc lập, bà Thủy sẽ mang đến EQuest nhiều năm kinh nghiệm phong phú trong việc xây dựng trường đại học chất lượng cao.
Ông David Armstrong, Phó Chủ tịch Cấp cao Tập đoàn EQuest chia sẻ: “Khoản đầu tư lớn này khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc cung cấp những chương trình giáo dục xuất sắc với chi phí hợp lý. Giờ đây sẽ càng có nhiều gia đình và học sinh có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục đại học chuẩn Mỹ ngay tại Việt Nam”.
“Gã khổng lồ” về đầu tư KKR đầu tư vào EQuest từ tháng 06/2021, với thông tin chi tiết về thoả thuận không được tiết lộ. Một số nguồn tin cho biết giá trị khoản đầu tư có thể lên tới 100 triệu USD.
Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường công nghệ giáo dục (edtech) sôi động nhất ở Đông Nam Á, với ước tính gần 15% ngân sách nhà nước và 38% ngân sách hộ gia đình dành cho giáo dục. Việt Nam có ít nhất 18 triệu học sinh K-12, đây là phân khúc chi tiêu lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thị trường edtech của Việt Nam dự kiến sẽ đạt doanh thu khoảng 3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) khoảng 20,2% từ năm 2019 - 2023, theo báo cáo của Ken Research.
KKR là công ty đầu tư quản lý gần 500 tỷ USD tài sản tính tới tháng 9/2022. Tổ chức này đầu tư khoảng 14 tỷ USD vào giáo dục tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam./.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm