Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:55 23/10/2024

Tận dụng hết dư địa để đạt đích tăng trưởng kinh tế 7%

DNVN - Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương tin tưởng, bằng các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ, chính sách tiền tệ linh hoạt và thúc đẩy đầu tư, nền kinh tế sẽ tận dụng hết dư địa để năm 2024 về đích tăng trưởng 7%.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý III và 9 tháng năm 2024 ước đạt 7,4% và 6,82%. Con số này cao hơn mức kỳ vọng trong bối cảnh nền kinh tế một số địa phương phía Bắc bị ảnh hưởng không nhỏ bởi bão số 3 (Yagi).

Điểm sáng của nền kinh tế trong 9 tháng năm 2024 là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ. Theo đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh mẽ nhờ nhu cầu quốc tế tăng lên sau khi chuỗi cung ứng toàn cầu được cải thiện. Các ngành dịch vụ thị trường tăng trưởng khá tích cực do được hỗ trợ từ nhu cầu du lịch tăng trong các thời kỳ cao điểm du lịch, với hơn 12,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng năm 2024, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.

Sự khởi sắc của sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu đã lan tỏa tích cực đến bán buôn, bán lẻ, hoạt động lưu trú ăn uống, vận tải, vui chơi giải trí. Đồng thời, sự ổn định và phát triển theo chiều sâu của ngành nông nghiệp vẫn là một lợi thế và cột trụ quan trọng giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Ngành dịch vụ cũng chịu tác động của bão số 3 nhưng mức độ thiệt hại không cao do thời điểm cơn bão diễn ra không phải cao điểm mùa du lịch. Bên cạnh đó, một số ngành dịch vụ có tăng trưởng tốt hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu như vận tải kho bãi, thông tin truyền thông. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ quý III đạt 7,51% và có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương.

“Nếu như xuất khẩu hàng hóa dịch vụ năm trước tăng khá thấp thì năm nay tăng cao. Bên cạnh đó, thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội cũng là một trong những điểm rất tích cực khi đạt 6,8% trong nỗ lực khó khăn chung về giải ngân vốn đầu tư công ”, bà Hương cho biết.

Cũng theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, hoạt động tiêu dùng trong nước dù còn yếu, chưa khôi phục được so với trước đại dịch COVID-19, chỉ đạt 8,8% nhưng đây cũng là nỗ lực rất lớn khi trong bối cảnh khó khăn về tài chính, rủi ro thương mại toàn cầu đang diễn ra.

Hiện tại tình hình thế giới đang biến động rất bất thường và khó lường, tác động bất lợi đến Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế còn rất nhiều dư địa phía trước, đặc biệt là đầu tư công, dịch vụ về vui chơi giải trí, xuất khẩu thông thường sẽ được đẩy mạnh vào cuối năm.

“Các đơn hàng sẽ được đẩy mạnh vào dịp cuối năm. Chúng ta cố gắng tận dụng hết dư địa để tăng trưởng kinh tế đạt được khoảng 7,5% trong quý IV và về đích với mục tiêu tăng trưởng 7% cho cả năm 2024. Với các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ, chính sách tiền tệ linh hoạt và các biện pháp thúc đẩy đầu tư, kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này”, bà Hương khẳng định.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm, tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo, bà Hương nhấn mạnh giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái; đẩy mạnh tiêu dùng cuối cùng trong nước bằng cách thực hiện có hiệu quả các chương trình kích cầu.

Cùng đó là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập quốc tế thông qua việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế, tìm kiếm đối tác mới và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, tăng cường tốc độ giải ngân các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông để tạo động lực cho các ngành liên quan như xây dựng, sản xuất vật liệu, dịch vụ logistics cũng như thúc đẩy thuận lợi trong lưu thông hàng hóa.

Cần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, giảm chi phí sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh, công nghệ sạch nhằm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của các thị trường xuất khẩu lớn như EU và Mỹ.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm