Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:18 27/07/2022

Tài chính tuổi 30: 7 bài học nằm lòng để có cuộc sống sung túc trong tương lai

Quản lý tài chính cá nhân là điều mà bất cứ ai cũng nên làm. Khi quản lý được tài chính, bạn sẽ đảm bảo cho tương lai của chính bản thân mình.

Bắt đầu từ thay đổi cách nghĩ về tiền

Một số người có những cảm xúc phức tạp về tiền: Áp lực trước việc kiếm tiền, cảnh giác trước sự tham lam, cảm thấy thù ghét các yếu tố vật chất và đề cao giá trị tinh thần. Suy cho cùng, việc tránh suy nghĩ về tiền chỉ là một hình thái cảm xúc bắt nguồn từ việc bạn không thể làm chủ được đồng tiền. “Từ bỏ” hay “không quan tâm” là một cách nói khỏa lấp những căng thẳng và sợ hãi, khi bạn không đạt được điều mình mong muốn.

Để thay đổi thái độ từ thờ ơ hay sợ hãi sang tâm thế chủ động khi sử dụng tiền, trước tiên bạn phải hiểu được cảm xúc của mình. Tana Gildea, tác giả cuốn sách The Graduate’s Guide to Money khuyên rằng, bạn hãy tự hỏi mình: “Bạn cảm thấy thế nào về tiền? Về khả năng bạn kiếm được nó, để dành, quản lý nó một cách khôn ngoan? Nếu bạn không cảm thấy tích cực, bạn sẽ không thể có những trải nghiệm tích cực”. Đừng phụ thuộc vào tiền, cũng đừng cảm thấy tội lỗi khi nghĩ về tiền, đó là nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Thay vào đó, hãy tin rằng bạn có thể kiểm soát và sử dụng đồng tiền để mang lại niềm vui cho bản thân.

Ảnh minh họa

Bám sát ngân sách

Hầu hết những người trong độ tuổi 20 tuổi đều không nghiêm túc với ý tưởng lập ngân sách, thậm chí nhiều bạn thừa nhận rằng bản thân chưa bao giờ dùng tới một ứng dụng theo dõi tài chính cá nhân.

Một số người đã bắt đầu theo dõi ngân sách nhưng dễ dàng từ bỏ vì rất khó để bám vào ngân sách đó. Một khi bạn đã bước sang tuổi 30, chắc chắn đã đến lúc để bạn bắt đầu phân bổ số tiền bạn kiếm được và kiểm soát xem chúng được chi cho những khoản nào.

Mục tiêu chung của việc lập ngân sách là biết tiền của bạn được dùng như thế nào để từ đó bạn có cơ sở để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn. Hãy nhớ rằng khi kiếm được nhiều hơn, bạn dễ chi tiêu nhiều hơn và bạn luôn có quyền để mua sắm hay đi chơi nhưng hãy đảm bảo rằng số tiền bạn chi ra được quản lý theo kế hoạch ngân sách của bạn và không ảnh hưởng tới mục tiêu tiết kiệm.

Để lại 10% đến 20% số tiền bạn kiếm được cho tiết kiệm

Một lời khuyên khác mà bạn cần ghi nhớ khi ở độ tuổi 30 là hãy luôn dành ra 20% thu nhập vào tài khoản tiết kiệm của mình mỗi tháng, hoặc nếu có thu nhập thấp thì ít nhất hãy để dành khoảng 10%.

Lời khuyên này được đại đa số các chuyên gia tư vấn tài chính ủng hộ vì nó giúp bạn yên tâm hơn do luôn có một khoản dự phòng để sẵn sàng cho những tình huống phát sinh. Ngay sau khi nhận lương hàng tháng, bạn hãy phân bổ theo chi phí cố định, chi phí biến đổi và tiết kiệm.

Học cách lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu

Hãy xác định những gì thật sự quan trọng với bạn trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có kế hoạch và đây là ưu tiên quan trọng nhất. Nếu bạn thuê một căn hộ đẹp và muốn tạo một không gian thư giãn tại gia, nghĩa là bạn quyết định thu nhập hàng tháng hướng về không gian sống.

Nếu bạn thường xuyên đi du lịch thì hãy chi tiền cho các vật dụng dịch chuyển thay vì những món đồ nội thất đắt tiền. Một cách quản lý tài chính cá nhân khôn ngoan là hãy tạo 2 tài khoản: một cho nhu cầu thiết yếu (điều bạn cần) và một cho chi tiêu tùy ý (những mong muốn bộc phát). Bằng cách đó, bạn sẽ kiểm soát tài chính một cách dễ dàng hơn. Hãy xác định những gì thật sự quan trọng với bạn trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền.

Học cách tiết kiệm thông minh

Đừng tiết kiệm theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà hãy đặt mục tiêu tài chính trong bối cảnh cụ thể để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt được mức tiết kiệm đó. Lời khuyên của Mindy Crary – hướng dẫn viên lập kế hoạch tài chính – là: Xác định mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu thì bạn càng có động lực thực hiện bấy nhiêu, và từ một mục tiêu ban đầu, hãy xây dựng các kế hoạch nhỏ hơn xung quanh nó. Đặt mục tiêu tài chính trong bối cảnh cụ thể để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu.

Giải quyết các khoản nợ

Nhiều người khi bước sang độ tuổi 30 sẽ chẳng thấy các khoản nợ có gì to tát. Họ vướng vào các khoản vay cá nhân, thế chấp hoặc nợ thẻ tín dụng. Thực tế thì việc trả hết nợ sẽ giúp bạn bắt đầu một cách sống khác, thoải mái và thư thả hơn nên đừng sa vào nợ nần rồi ngập ngụa trong đó.

Có nhiều phương pháp để xóa nợ, nhưng phương pháp quả cầu tuyết là phổ biến để giữ cho mọi người có động lực. Liệt kê tất cả các khoản nợ của bạn từ nhỏ nhất đến lớn nhất, bất kể lãi suất của chúng là bao nhiêu.

Sau đó, bạn có thể bắt đầu trả các khoản thanh toán tối thiểu bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất. Các nhà hoạch định tài chính đã chứng minh rằng việc trả hết nợ sẽ có tác động đáng kể đến tài chính cá nhân của bạn, cho phép ngân sách của bạn dư dả hơn và gia tăng khoản để dành.

Bắt đầu một quỹ khẩn cấp

Nếu bạn không có quỹ khẩn cấp, nhiều khả năng bạn sẽ sử dụng tiền tiết kiệm hoặc buộc phải dựa vào thẻ tín dụng để thanh toán các chi phí ngoài kế hoạch. Tốt nhất, bạn hãy lập kế hoạch để có một số tiền bằng khoảng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt. Nhờ vậy, dù bạn rơi vào khó khăn tài chính nào chăng nữa vẫn có thể dễ dàng xoay sở.

Đọc thêm

Xem thêm